Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin
Bộ Y tế vừa ban hành kế hoạch triển khai Quyết định số 2215/QĐ-TTg ngày 28/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch hành động quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học/dioxin sau chiến tranh ở Việt Nam của Bộ Y tế giai đoạn 2022-2030.
Kế hoạch được thực hiện trong phạm vi toàn quốc, ưu tiên hỗ trợ các địa phương có số nạn nhân và trẻ em khuyết tật nặng, các vùng có nguy cơ phơi nhiễm chất độc hóa học/dioxin từ các điểm nóng, khu vực ô nhiễm.Đối tượng triển khai là các nạn nhân chất độc hóa học/dioxin, người khuyết tật và người dân sinh sống, làm việc tại các điểm nóng, khu vực ô nhiễm nặng chất độc hóa học/dioxin tại Việt Nam.
Mục đích của Kế hoạch nhằm xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể để triển khai có hiệu quả Quyết định số 2215/QĐ-TTg ngày 28/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch hành động quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học/dioxin sau chiến tranh ở Việt Nam của Bộ Y tế giai đoạn 2022-2030.
Trong quá trình triển khai, Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị liên quan bảo đảm thực hiện đầy đủ, đúng tiến độ các nhiệm vụ của Bộ Y tế được giao tại Quyết định số 2215/QĐ-TTg ngày 28/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ. Phân công rõ trách nhiệm của các đơn vị trong việc triển khai Quyết định số 2215/QĐ-TTg ngày 28/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ. Các Vụ, Cục, đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu, nội dung Chính phủ giao Bộ Y tế tại Quyết định số 2215/QĐ-TTg và nội dung Bộ Y tế giao tại Quyết định này xây dựng kế hoạch/chương trình hoặc dự án để triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao. Thời gian xây dựng kế hoạch/chương trình hoặc dự án hoạt động của các Vụ, Cục, đơn vị làm đầu mối trình Bộ trưởng ký ban hành trước tháng 8 năm 2022.
Theo đó, Bộ Y tế đề ra một số nhiệm vụ trọng tâm như sau: Xây dựng, hoàn thiện, bổ sung hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn chuyên môn và chính sách Bảo hiểm y tế trong khám, chữa bệnh, PHCN đối với nạn nhân và người khuyết tật. Thực hiện lập hồ sơ quản lý sức khỏe, tổ chức chăm sóc, điều trị, phục hồi chức năng cho nạn nhân tại các cơ sở khám chữa bệnh, PHCN và tại cộng đồng. Tổ chức sàng lọc phát hiện sớm và PHCN các dạng khuyết tật thường gặp ở trẻ em. Tổ chức quản lý thai nghén, tư vấn sinh sản cho nạn nhân nhằm giảm nguy cơ gia tăng nạn nhân ở các thế hệ tiếp theo. Xây dựng, hoàn thiện, bổ sung chương trình đào tạo, đào tạo liên tục nguồn nhân lực cán bộ PHCN đảm bảo đáp ứng nhu cầu cán bộ PHCN ở các tuyến; Nghiên cứu, đề xuất bổ sung danh mục bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến chất độc hóa học/dioxin; Nghiên cứu kỹ thuật tiên tiến về các biện pháp PHCN, phát hiện sớm, can thiệp sớm dị tật, khuyết tật, quản lý thai nghén, tư vấn sinh sản cho nạn nhân và các đối tượng có nguy cơ. Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng và nạn nhân về ảnh hưởng của chất độc hóa học/dioxin lên sức khỏe con người và phòng ngừa phơi nhiễm, các chính sách về chăm sóc y tế cho nạn nhân.
Rà soát, đánh giá việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật và các chính sách của Đảng, Nhà nước, Bộ Y tế và các Bộ ngành có liên quan đến hệ thống chính sách, pháp luật về khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng đối với nạn nhân và người khuyết tật, đề xuất xây dựng bổ sung, hoàn thiện các chính sách, hướng dẫn chuyên môn (bao gồm giám định y khoa xác định nạn nhân chất độc hóa học/dioxin) cho phù hợp với thực tế.
Một số hoạt động cụ thể như sau: Hướng dẫn, tổ chức thực hiện lập hồ sơ quản lý sức khỏe, tổ chức chăm sóc, điều trị, phục hồi chức năng cho nạn nhân và người khuyết tật tại các cơ sở khám chữa bệnh, PHCN và tại cộng đồng. Hướng dẫn, tổ chức thực hiện sàng lọc phát hiện sớm, can thiệp sớm và PHCN các dạng khuyết tật thường gặp ở trẻ em. Hướng dẫn, tổ chức thực hiện tập huấn cho gia đình nạn nhân, gia đình có trẻ em khuyết tật ở các địa phương nhằm nâng cao nhận thức, kỹ năng về chăm sóc, trợ giúp và phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng cho nạn nhân và NKT. Hướng dẫn, tổ chức thực hiện tập huấn cho cán bộ, nhân viên y tế các tuyến, cộng tác viên về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, PHCN cơ sở y tế và cộng đồng ở các địa phương nhằm nâng cao năng lực, kỹ năng về chăm sóc, trợ giúp và phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng cho nạn nhân và NKT. Kiểm tra, giám sát thực hiện các chính sách và thực hiện quy trình chuyên môn về khám, chữa bệnh, PHCN đối với đối với nạn nhân và người khuyết tật.
Rà soát, đánh giá việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật và các chính sách của Đảng, Nhà nước, Bộ Y tế và các Bộ ngành có liên quan đến hệ thống chính sách BHYT đối với nạn nhân. Đề xuất xây dựng bổ sung, hoàn thiện các chính sách, hướng dẫn thực hiện chính sách BHYT đối với nạn nhân cho phù hợp. Thu thập các văn bản quy phạm pháp luật và các chính sách của Đảng, Nhà nước, Bộ Y tế và các Bộ ngành có liên quan đến hệ thống chính sách, pháp luật về quản lý thai nghén, tư vấn sinh sản cho nạn nhân đối với nạn nhân và người khuyết tật, đề xuất xây dựng bổ sung, hoàn thiện các chính sách, hướng dẫn chuyên môn về tư vấn và khám sức khỏe trước hôn nhân, tầm soát, chẩn đoán, điều trị trước sinh và ngay sau sinh, quản lý thai nghén, tư vấn sinh sản cho nạn nhân và người khuyết tật và tổ chức thực hiện.
Kiểm tra, giám sát thực hiện các chính sách và thực hiện quy trình chuyên môn về quản lý thai nghén, tư vấn sinh sản cho nạn nhân và người khuyết tật. Hướng dẫn, tổ chức thực hiện sàng lọc phát hiện sớm, can thiệp sớm các dạng khuyết tật trước sinh thường gặp ở trẻ em. Hướng dẫn, tổ chức thực hiện tập huấn các địa phương nhằm nâng cao kỹ năng về quản lý thai nghén, tư vấn sinh sản cho nạn nhân.
Xây dựng, hoàn thiện, bổ sung chương trình đào tạo, đào tạo cán bộ PHCN đảm bảo đáp ứng nhu cầu cán bộ PHCN ở các tuyến. Nghiên cứu, đề xuất bổ sung danh mục bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến chất độc hóa học/dioxin. Nghiên cứu khoa học về tác động và ảnh hưởng của CĐHH lên sức khỏe con người. Tổ chức nghiên cứu bổ sung đối tượng là thế hệ thứ 3, thế hệ tiếp theo và những người làm nhiệm vụ ở các điểm nóng bị ô nhiễm chất độc hóa học/dioxin từ sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đến nay làm cơ sở xây dựng chế độ, chính sách đối với nạn nhân chất độc hóa học/dioxin. nghiên cứu kỹ thuật tiên tiến về các biện pháp PHCN, phát hiện sớm, can thiệp sớm dị tật, khuyết tật, quản lý thai nghén, tư vấn sinh sản cho nạn nhân và các đối tượng có nguy cơ.
Tiếp tục rà soát, cập nhật danh sách người tham gia kháng chiến và con đẻ của họ bị mắc các bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với CĐHH/dioxin hiện đang hưởng chế độ chính sách người có công với cách mạng để làm cơ sở xây dựng kế hoạch Chăm sóc sức khỏe và Phục hồi chức năng (PHCN) đối với nạn nhân chất độc hóa học (CĐHH)/dioxin tại các huyện được lựa chọn thí điểm triển khai Dự án của địa phương.
Tổ chức lập hồ sơ theo dõi, quản lý sức khỏe đối với nạn nhân, kịp thời phát hiện sớm các vấn đề về sức khỏe. Tư vấn, chỉ định can thiệp, hướng dẫn nạn nhân đến cơ sở khám, chữa bệnh, PHCN để được can thiệp hoặc theo dõi, PHCN tại nhà theo chỉ định của Bác sỹ và theo nhu cầu của nạn nhân.
Tổ chức chăm sóc sức khỏe, điều dưỡng, PHCN cho nạn nhân tại các cơ sở khám, chữa bệnh, cơ sở điều dưỡng người có công và tại nhà theo quy định khi nạn nhân có nhu cầu. Tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực khám, chữa bệnh, PHCN cho cán bộ y tế, đặc biệt là y tế tuyến cơ sở. Triển khai tập huấn, chuyển giao kiến thức, kỹ năng cho cộng tác viên, người nhà và nạn nhân về tự chăm sóc sức khỏe, PHCN, theo dõi sức khỏe tại nhà, khi có dấu hiệu bất thường cần chuyển tuyến điều trị kịp thời theo quy định.
Tổ chức khám sức khỏe, PHCN và phòng ngừa phơi nhiễm CĐHH đối với người dân sinh sống quanh tại các vùng điểm nóng về phơi nhiễm CĐHH/dioxin. Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức ảnh hưởng của CĐHH lên sức khỏe con người và phòng ngừa phơi nhiễm CĐHH. Tuyên truyền vận động để người dân hiểu thực hiện các biện pháp nhằm giảm nguy cơ gia tăng nạn nhân ở các thế hệ tiếp theo…