Phòng, chống thiên tai

Những tồn tại và giải pháp thực hiện hiệu quả công tác ứng phó với thiên tai, phòng, chống BĐKH

Huyền Chi 17/10/2023 10:35

Trong quá trình chủ động ứng phó với thiên tai và giám sát khí hậu, tổ chức bộ máy chủ yếu hoạt động và làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, không có cán bộ chuyên trách, nên ảnh hưởng nhất định đến chất lượng và hiệu quả công việc.

 

Bảo vệ môi trương, phòng, chống biến đổi khí hậu.

Đặc biệt, đối với cán bộ cấp huyện, xã thường xuyên thay đổi vị trí công tác, nên công tác phối hợp thực hiện còn nhiều bất cập, chưa được cập nhật thường xuyên. Việc lồng ghép công tác phòng, chống thiên tai và biến đổi khí hậu vào các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh còn nhiều hạn chế; đặc biệt là ở cấp huyện thực hiện chưa đồng bộ.

Việc quản lý tổng hợp tài nguyên nước liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực và nhiều địa phương. Vấn đề điều tiết nước cho nhiều mục đích sử dụng trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn vào mùa cạn gặp nhiều khó khăn. Tình trạng xâm nhập mặn, tăng cao trong nh ng tháng mùa khô, gây khó khăn trong việc sử dụng nước cấp cho sinh hoạt và thiếu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp. Trong điều kiện biến đổi khí hậu, diện tích đất nhiễm mặn, hoang hóa, tình trạng xâm nhập mặn vào mùa khô ngày càng tăng làm giảm diện tích đất sử dụng, thiếu nước phục vụ nông nghiệp, gây khó khăn trong đảm bảo an ninh lương thực. Việc quản lý nhà nước trong ứng phó với biến đổi khí hậu, liên quan đến nhiều cấp, ngành của tỉnh nên việc tham mưu, đề xuất phối hợp chưa nhịp nhàng, chưa kịp thời.

Bên cạnh đó, công tác hợp tác và hội nhập quốc tế thời gian qua trong ứng phó với biến đổi khí hậu cũng đã tăng cường, tuy nhiên chưa thường xuyên và còn mang tính nhỏ lẻ. 

Để khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, cần có những giải pháp phù hợp, sát với thực tiễn. Trong đó, tiếp tục thực hiện Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Kế hoạch thực hiện thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu; Kế hoạch thích ứng với biến đổi khí hậu tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Thực hiện có hiệu quả đánh giá biến đổi khí hậu, kiểm kê khí nhà kính và cập nhật kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu theo quy định (chu kỳ 5 năm). Tăng cường công tác truyền thông, phổ biến, cập nhật thông tin về biến đổi khí hậu, các hoạt động giảm thiểu phát thải khí nhà kính. 

Hoàn thiện mạng lưới quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng, nhằmphục vụ công tác dự báo, cảnh báo thiên tai trên địa bàn tỉnh và đề xuất điều chỉnh, bổ sung phù hợp với thực tế. 

Khai thác tổng hợp tiềm năng và phát huy lợi thế các công trình thủy lợi phục vụ đa mục tiêu. Đầu tư xây dựng sửa ch a, nâng cấp đảm bảo an toàn các hồ chứa, hệ thống kè chống sạt lở, công trình phòng chống thiên tai ở các địa phươngcó nguy cơ tổn thương cao do tác động của biến đổi khí hậu. Đồng thời, đầu tư một số hồ chứa lớn nhằm tích lũy và sử dụng nước tiết kiệm phục vụ sản xuất nông nghiệp trong mùa khô, hạn. 

Tích cực vận động các nguồn tài trợ để thực hiện các dự án trồng và khôi phục rừng ngập mặn (rừng dừa nước, đước, mắm), rừng chắn cát, chắn sóng biển (phi lao, dừa..); nạo vét lòng sông, xây và củng cố đê biển, kè biển, cảng, nhà đa năng, nhà cộng đồng tránh bão, đường tránh lũ... Thực hiện tốt công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng, trồng, chăm sóc, khoanh nuôi phục hồi rừng, nhằm nâng cao chất lượng rừng và giảm phát thải khí nhà kính. 

Đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản; xây dựng, cập nhật cơ sở d liệu về các nguồn tài nguyên quý của tỉnh. Tăng cường ứng dụng công nghệ viễn thám, công nghệ mới, tiên tiến trên nền tảng công nghệ thông tin trong dự báo, cảnh báo, điều tra, đánh giá, ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Bảo vệ, phục hồi, tái sinh rừng tự nhiên, đẩy mạnh trồng rừng, nhất là rừng ngập mặn, rừng phòng hộ ven biển, rừng đầu nguồn.Tập trung thực hiện tốt công tác quản lý, xử lý rác thải; kiểm soát chặt chẽ các nguồn thải lớn. Tiếp tục đổi mới phương thức quản lý môi trường trong điều kiện chuyển đổi số. Thực hiện tốt nhiệm vụ về quan trắc môi trường, theo dõi, kiểm tra, giám sát tình hình lắp đặt, vận hành và kết nối d liệu đối với các trạm quan trắc tự động các cơ sở trên địa bàn. 

Kiểm soát chặt chẽ các nguồn thải lớn, các dự án tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm, sự cố môi trường. Thực hiện có hiệu quả công tác thu phí nước thải, xử phạt vi phạm hành chính về môi trường. Quản lý, giám sát chặt chẽ việc ký quỹ đối với các dự án khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh. Duy trì, phát huy hiệu quả đường dây nóng và xử lý kịp thời các vụ việc gây ô nhiễm môi trường ngay từ cơ sở. Tăng cường công tác thanh, kiểm tra, hậu kiểm, cấp phép về môi trường.

Huyền Chi