Hoạt động của lãnh đạo tỉnh

UBND tỉnh trả lời ý kiến cử tri trong tỉnh (trước kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV)

TH 14/11/2023 11:03

Theo đề nghị của Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam tại Công văn số 171/ĐĐBQH-VP ngày 12/10/2023 về việc đề nghị trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri trước kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, UBND tỉnh đã chỉ đạo các Sở, ngành, địa phương liên quan giải quyết, trả lời ý kiến cử tri theo thẩm quyền; tại báo cáo này, UBND tỉnh tổng hợp trả lời những nội dung kiến nghị thuộc thẩm quyền của tỉnh, cụ thể như sau:

 

Ảnh minh họa.

1. Kiểm tra, đánh giá chất lượng đối với nguồn cây giống sâm Ngọc Linh cấp hỗ trợ cho người dân, vì số lượng cây giống được cấp hỗ trợ cho huyện Nam Trà My (theo Nghị quyết số 41/2017/NQ-HĐND của HĐND tỉnh về cơ chế khuyến khích, bảo tồn, phát triển sâm núi Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2018 - 2025) bị chết rất nhiều sau khi đưa vào trồng trọt (dù đã đảm bảo các quy trình, kỹ thuật trồng). 

Trả lời: Trên cơ sở triển khai thực hiện Nghị quyết số 41/2017/NQ-HĐND của HĐND tỉnh về cơ chế khuyến khích, bảo tồn, phát triển sâm núi Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2018 - 2025 (Nghị quyết số 41). Tính đến ngày 31/12/2021, tổng số cây giống Sâm Ngọc Linh đã hỗ trợ cho người dân là: 33.150 cây (gồm: 23.600 cây từ Trung tâm phát triển Sâm Ngọc Linh và dược liệu Quảng Nam, 9.550 cây từ Trung tâm kỹ thuật nông nghiệp huyện Nam Trà My). Qua theo dõi báo cáo từ các địa phương, đơn vị chuyên môn của huyện Nam Trà My, tình hình sinh trưởng phát trưởng phát triển của cây giống Sâm hỗ trợ trong giai đoạn này ổn định, chưa có thông tin về tình hình phát sinh bệnh hại. - Ngày 21/4/2022, HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 09/2022/NQ - HĐND về Quy định cơ chế khuyến khích bảo tồn, phát triển Sâm Ngọc Linh và cây dược liệu khác trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2022 - 2025 thay thế Nghị quyết số 41. Đến nay, Nghị quyết đã hỗ trợ cho người dân huyện Nam Trà My với số lượng cây Sâm giống là 93.000 gồm: 20.000 cây giống nhận trồng trong tháng 11/2022 (Thông báo số 366/TT-UBND ngày 04/10/2022 của UBND tỉnh về kết luận cuộc họp giao ban ngày 03/10/2022 giữa Chủ tịch và các Phó chủ tịch UBND tỉnh) và 73.000 cây giống nhận trồng trong tháng 9/2023; hiện cây Sâm Ngọc Linh đang vào thời kỳ ngủ đông, chưa có thông tin về tình hình sinh trưởng của cây Sâm hỗ trợ trong các đợt này. Tuy nhiên, để có cơ sở xác định nguyên nhân gây chết cây Sâm Ngọc Linh trồng từ năm 2018 đến nay theo phản ánh của cử tri, kính đề nghị cử tri có thông tin cụ thể hơn về lô giống, thời gian nhận, vùng trồng để có cơ sở kiểm tra; đề nghị UBND huyện Nam Trà My chỉ đạo cơ quan chuyên môn phối hợp với đơn vị cung ứng giống, các địa phương và người dân được nhận giống hỗ trợ theo Nghị quyết số 41 (trước đây) tiến hành kiểm tra, rà soát để thống kê (theo từng năm) số lượng cây chết; đồng thời đánh giá xác định nguyên nhân cụ thể, bởi cây Sâm Ngọc Linh chết sau khi trồng không chỉ do nguyên nhân chất lượng giống mà còn phụ thuộc vào các yếu tố như thời tiết, khí hậu, chăm sóc…; kiểm tra lại hồ sơ và việc đánh giá chất lượng cây giống tại thời điểm nhận để có cơ sở đánh giá khách quan hơn. Báo cáo gửi về Sở Nông nghiệp và PTNT (qua Chi cục Trồng trọt và BVTV) để tổ chức đi kiểm tra, xác minh thực tế. 

2. Sớm phân bổ kinh phí điều tra, rà soát, đo đạc theo Kế hoạch số 5899/KH-UBND ngày 09/10/2020 của UBND tỉnh về giải quyết quyền lợi cho người dân đối với đất rừng sản xuất, đất trồng cây lâu năm, đất nông nghiệp, đất ở thuộc quyền sử dụng hợp pháp của người dân nay thuộc quy hoạch rừng phòng hộ, rừng đặc dụng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đối với các địa phương đã có phương án gửi về tỉnh. 

Trả lời: Ngày 30/10/2023, UBND tỉnh phê duyệt dự toán kinh phí thực hiện điều tra, rà soát, đo đạc theo Kế hoạch số 5899/KH-UBND ngày 09/10/2020 tại Quyết định số 2324/QĐ-UBND với tổng diện tích là 36.941,27 ha, kinh phí thực hiện là 12,43 tỷ đồng. Đề nghị các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, UBND cấp huyện, Vườn Quốc gia Sông Thanh khẩn trương tổ chức thực hiện theo Điều 2 Quyết định số 2324/QĐ-UBND ngày 30/10/2023 của UBND tỉnh Quảng Nam. 

3. Cử tri huyện Tiên Phước phản ánh tình trạng rừng thông Caribê ở xã Tiên Châu, Tiên Cẩm do Công ty Lâm đặc sản Quảng Nam quản lý đang bị người dân xâm lấn, khai thác trái phép nhưng Công ty Lâm đặc sản Quảng Nam không ngăn chặn, xử lý. Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan liên quan kiểm tra, chấn chỉnh. 

Trả lời: Theo Báo cáo số 153/BC-XN ngày 17/10/2023 của Xí nghiệp nghiệp lâm nghiệp Quảng Nam thì Lực lượng Bảo vệ rừng chuyên trách của đơn vị chỉ thực hiện chức năng kiểm tra, lập biên bản và báo cáo cơ quan chức năng có thẩm quyền để xử lý vụ việc vi phạm. Đồng thời, đơn vị cũng đã phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền, vận động người dân không được xâm lấn, khai thác trái phép nhưng tình hình vẫn chưa được cải thiện. Về nội dung này, đề nghị Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp cơ quan chức năng tăng cường công tác kiểm tra và xử lý các vụ việc vi phạm này. 

4. Rà soát, xem xét bóc tách một số diện tích đất rừng và chuyển đổi những khu vực không thuộc rừng phòng hộ xung yếu sang rừng sản xuất trên địa bàn huyện Phước Sơn để giao cho địa phương quản lý, phục vụ 3 phát triển KT-XH và tạo quỹ đất để giao cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số sản xuất. 

Trả lời: Thực hiện Quyết định số 536/QĐ-TTg ngày 17/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch Lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Công văn số 7440/BNN-TCLN ngày 27/10/2020 của Bộ Nông nghiệp và PTNT; trong đó, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã xây dựng dự thảo Quy hoạch Lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và gửi Dự thảo cho UBND tỉnh Quảng Nam để tham gia ý kiến. Trong quá trình lấy ý kiến về đề xuất bố trí quy hoạch đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Phước Sơn theo dự thảo Quy hoạch Lâm nghiệp quốc gia, UBND huyện Phước Sơn xác định hiện nay đang thực hiện việc rà soát nội dung này và chưa có bản đồ vị trí cụ thể (Công văn số 1259/UBND-KT ngày 04/11/2021 của UBND huyện Phước Sơn). Về nội dung này, yêu cầu UBND huyện Phước Sơn khẩn trương cung cấp vị trí các khu vực đề nghị để Sở Nông nghiệp và PTNT tổng hợp gửi Bộ Nông nghiệp và PTNT hoặc tích hợp vào rà soát, đo đạc theo Kế hoạch số 5899/KHUBND ngày 09/10/2020 của UBND tỉnh để điều chỉnh cho phù hợp. 

5. Bờ sông Thu Bồn (đoạn qua xã Đại Thắng, huyện Đại Lộc) hiện sạt lở rất nghiêm trọng, có nguy cơ sạt lở cả khu dân cư sống ven sông, người dân rất lo lắng mỗi khi mùa lũ tới. Cử tri đề nghị UBND tỉnh quan tâm đầu tư kè chống sạt lở đoạn sông trên. 

Trả lời: Về nội dung này đề nghị UBND huyện Đại Lộc chỉ đạo các phòng, ban, địa phương thực hiện một số nội dung sau: - Trước mắt, tăng cường công tác theo dõi và thực hiện cắm biển cảnh báo ở những vị trí có sạt lở, nguy hiểm để người dân chủ động phòng tránh; chủ động thực hiện các biện pháp xử lý tạm để hạn chế sạt lở tiếp tục xảy ra theo chỉ đạo của UBND tỉnh tại Quyết định số 2458/QĐ-UBND ngày 07/9/2020 về Ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 957/QĐ-TTg ngày 06/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. - Tiếp tục triển khai thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh tại Công văn số 1798/UBND-KTN ngày 29/3/2023; chỉ đạo các ngành, địa phương tổ chức kiểm tra, rà soát, phân loại, sắp xếp thứ tự ưu tiên theo mức độ sạt lở, cấp độ xung yếu tại các khu vực sạt lở bờ sông, bờ biển trên địa bàn đảm bảo theo Quy chế xử lý sạt lở bờ sông, bờ biển ban hành kèm theo Quyết định số 01/2011/QĐ-TTg ngày 04/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ, gửi Sở Nông nghiệp và PTNT tổng hợp trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định thực hiện (trong đó vị trí sạt lở Bờ sông Thu Bồn, đoạn qua xã Đại Thắng, UBND huyện Đại Lộc chưa rà soát, cập 4 nhật báo cáo, đề xuất theo chỉ đạo của UBND tỉnh tại Công văn số 1798/UBND-KTN) 

6. Cầu Bình Đào trên tuyến Quốc lộ 14E (đoạn qua huyện Thăng Bình) đã được đầu tư xây dựng, bàn giao đưa vào sử dụng năm 2021. Tuy nhiên, chưa có hệ thống thoát nước hai bên đường dẫn cầu Bình Đào, vào mùa mưa nước ngập sâu khu dân cư xung quanh, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp và giao thông đi lại của người dân. Đề nghị UBND tỉnh xem xét hỗ trợ kinh phí để địa phương đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước hai bên đường dẫn cầu Bình Đào.

Trả lời: Qua rà soát, việc đề nghị đầu tư mương thoát nước hai bên đường dẫn Cầu Bình Đào đã được UBND huyện Thăng Bình đề nghị UBND tỉnh, Sở Giao thông vận tải, Sở Tài chính thống nhất chủ trương và hỗ trợ kinh phí đầu tư tại Tờ trình số 247/TTr-UBND ngày 07/8/2023, với tổng mức đầu tư dự án khoảng 2.600 triệu đồng, mục tiêu đảm bảo tiêu thoát nước cho nhân ở hai bên đường dẫn cầu Bình Đào trên tuyến đường QL14E để không ảnh hưởng đến đời sống và sinh hoạt của Nhân dân, nhất là trong mùa mưa. Vì vậy, để sớm đảm bảo tiêu thoát nước hai bên đường dẫn cầu Bình đào, hạn chế tối đa ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp và giao thông đi lại của người dân, đề nghị UBND huyện Thăng Bình chủ động làm việc với Sở Giao thông vận tải, Sở Tài chính để hỗ trợ kinh phí đầu tư mương thoát nước hai bên đường dẫn Cầu Bình Đào theo đề nghị. 

7. Về các nội dung đề nghị HĐND, UBND tỉnh quan tâm tiếp tục đầu tư tuyến đường từ ĐH5.ĐL đến ĐT609C để khớp nối Cầu Sông Thu và Cầu An Bình (huyện Đại Lộc; hỗ trợ kinh phí để các địa phương nâng cấp, mở rộng: tuyến đường ĐH4 (đoạn từ bến đò Phú Thuận, xã Đại Thắng đến ngã tư Đại Minh); đoạn đường từ ngã ba Phú An đến ngã tư Phú Xuân (xã Đại Thắng, huyện Đại Lộc), đoạn đường này bị xuống cấp nghiêm trọng do quá trình vận chuyển thi công tuyến đường Quốc lộ 14H đến ĐT609C; tuyến đường ĐH1 [đoạn từ thôn Tơ Pơơ đến xã Tà Pơơ, huyện Nam Giang (từ km 0+00 đến km 26+300)]; tuyến đường ĐH17 (Bình Tú, Thăng Bình đến Tam Thăng, Tam Kỳ). 

Trả lời: Các kiến nghị của cử tri về đề nghị đầu tư xây dựng các công trình nhằm kết nối giao thông, phát triển kinh tế xã hội của địa phương là cần thiết nhưng việc đầu tư các dự án phải đảm bảo phù hợp quy hoạch giao thông được duyệt; xét thấy các dự án đầu tư theo đề nghị của địa phương là các công trình thuộc nhiệm vụ chi ngân sách cấp huyện (theo Điều 5, Nghị quyết số 12/2020/NQHĐND ngày 20/11/2020 của HĐND tỉnh quy định: đối với lĩnh vực giao thông việc đầu tư, xây dựng đường ĐH, đường đô thị, giao thông nông thôn và các tuyến đường chuyên dùng, công trình đầu mối giao thông công cộng do cấp huyện quản lý thuộc nhiệm vụ chi ngân sách cấp huyện); ngân sách tỉnh chỉ hỗ trợ đầu tư trong trường hợp đặc biệt cần thiết, được Tỉnh ủy hoặc HĐND tỉnh 5 xét thấy cần thiết phải hỗ trợ đầu tư và dự án thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn. Vì vậy, đề nghị các địa phương căn cứ quy hoạch được phê duyệt và sự cần thiết phải đầu tư, tình hình thực tế của từng ngành, từng địa phương, đề xuất dự án báo cáo Tỉnh ủy, HĐND tỉnh cho ý kiến làm cơ sở đề xuất dự án nêu trên vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 - 2030 theo Công văn số 647/SKHĐT-QHTH ngày 17/3/2023 của Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh. Ngoài ra, với mục tiêu kiên cố hóa một phần hệ thống ĐH và giao thông nông thôn để bảo đảm bền vững, có tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp, tạo thuận lợi trong việc đi lại của nhân dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh; HĐND tỉnh đã thông qua Nghị quyết số 38/NQ-HĐND ngày 17/9/2020 về Đề án Kiên cố hóa hệ thống đường huyện (ĐH) và giao thông nông thôn (GTNT) trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2021-2025, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2826/QĐ-UBND ngày 15/10/2020 phê duyệt Đề án Kiên cố hóa hệ thống đường huyện (ĐH) và giao thông nông thôn (GTNT) trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2021 - 2025. Do đó, đề nghị các địa phương phối hợp với Sở Giao thông Vận tải rà soát, đề xuất danh mục đầu tư từ Đề án kiên cố hóa hệ thống đường huyện (ĐH) và giao thông nông thôn (GTNT) trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2021 - 2025 để thực hiện. 

8. Hầu hết, cử tri các huyện bức xúc trước tình trạng các dự án treo trên địa bàn nhiều năm không thực hiện, ảnh hưởng quyền sử dụng đất, điều kiện sinh hoạt, phát triển kinh tế của người dân. Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố tổng rà soát các dự án treo, dự án chậm tiến độ, báo cáo UBND tỉnh xem xét, giải quyết. 

Trả lời: Thực hiện chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tại các Công văn số 975- CV/TU ngày 09/5/2022, số 1297-CV/TU ngày 12/10/2022 về việc rà soát các dự án treo, dự án chậm tiến độ trên địa bàn tỉnh; Ban cán sự đảng UBND tỉnh đã lãnh đạo UBND tỉnh tổ chức tổng rà soát các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh và báo cáo, tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Thông báo kết luận số 468-TB/TU ngày 06/12/2022 về rà soát các dự án đầu tư chậm tiến độ trên địa bàn tỉnh. UBND tỉnh đã ban hành Công văn số 320/UBND-KTN ngày 16/01/2023 chỉ đạo các Sở, Ban, ngành, địa phương, đơn vị liên quan theo chức năng, nhiệm vụ và địa bàn quản lý quyết liệt triển khai thực hiện, tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo tháo gỡ, giải quyết đối với từng nhóm vấn đề, từng dự án cụ thể; phấn đấu xử lý, giải quyết dứt điểm các dự án chậm tiến độ trước ngày 31/12/2024. 

9. Hiện nay, sông Trường Giang đang bị bồi lấp, ảnh hưởng đến việc tiêu thoát lũ, giao thông thủy khó khăn, nguồn nước một số khu vực bị ô nhiễm nặng nhưng chưa được triển khai nạo vét. Đề nghị UBND tỉnh đẩy nhanh tiến độ, sớm triển khai nạo vét sông Trường Giang (thuộc dự án 6 Phát triển tích hợp thích ứng tỉnh Quảng Nam) Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh. 

Trả lời: Dự án Phát triển tích hợp thích ứng tỉnh Quảng Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định số 396/QĐ-TTg ngày 29/3/2022. Theo đó, quy mô đầu tư bao gồm hạng mục Nạo vét luồng đường thủy nội địa sông Trường Giang, phạm vi từ Ngã ba An Lạc (Cửa Đại) đến Cửa Lở (vịnh An Hòa) với tổng chiều dài L=60km; cấp đường thủy nội địa cấp IV theo TCVN 5664:2009. Thời gian thực hiện dự án 2022-2027. Dự án đã được Bộ Giao thông vận tải thông báo kết quả thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi tại văn bản số 569/BC-BGTVT ngày 18/1/2023, hiện nay Sở Giao thông vận tải đang thẩm định dự án theo đề nghị của Ban Giao thông tại Tờ trình số 716/TTr-BQLGT. Tiến độ thực hiện dự án đang phụ thuộc vào tiến độ thẩm định, phê duyệt dự án để làm cơ sở đàm phán, ký kết Hiệp định vay vốn với nhà tài trợ. 

10. Có giải pháp thoát nước tuyến đường ĐT609C, đoạn trước trường THCS Lê Quý Đôn, xã Đại Minh, huyện Đại Lộc (tuyến đường đã đầu tư mương thoát nước dọc hai bên nhưng mùa hè nước đọng gần lên mặt cống); nạo vét mương tiêu thoát nước hai bên tuyến đường ĐT613 (đường cứu hộ cứu nạn) đoạn từ giáp Quốc lộ 1A đến Trung tâm sát hạch lái xe (cử tri phản ánh: do quá trình bồi lấp đất, rác ứ đọng ở mương và từ trước đến nay chưa nạo vét, khi mưa xuống nước ngập vào nhà dân 02 bên đường và làm cản trở người tham gia giao thông). 

Trả lời: Việc nước ngập đoạn đường ĐT.613 đoạn từ Quốc lộ 1 đến Trung tâm sát hạch lái xe (xã Bình Nguyên, huyện Thăng Bình) đã xảy ra trong vài năm gần đây, Sở Giao thông vận tải đã phối hợp với chính quyền địa phương khảo sát để xác định nguyên nhân, giải pháp khắc phục. Nguyên nhân ngập do quá trình đô thị hóa, việc xây dựng các công trình hai bên tuyến đã cản trở dòng chảy; trong năm 2023 Sở Giao thông vận tải đã chỉ đạo Trung tâm sát hạch lái xe Minh Sơn và Công ty Cổ phần Giao thông vận tải Quảng Nam xây dựng mương thoát qua phần đất của 02 đơn vị để giải quyết một phần tình trạng đọng nước, tuy nhiên vẫn chưa giải quyết triệt để do đoạn đầu tuyến quá xa mương dẫn này, đồng thời phía sau mương dẫn đã bị san lấp để xây dựng các công trình, do vậy hướng thoát nước ra sông Ly Ly không còn tác dụng. Để giải quyết tình trạng ngập nước khu vực này, đề nghị UBND huyện Thăng Bình phối hợp UBND huyện Quế Sơn quy hoạch, xây dựng hệ thống thoát nước mưa của khu vực dẫn ra sông Ly Ly. Trước mắt, đề nghị Sở Giao thông vận tải chỉ đạo các đơn vị bảo trì nạo vét hệ thống mương dọc đường để tăng cường thoát nước về mương dẫn tại Trung tâm sát hạch lái xe. 

11. Xem xét lắp đặt đèn tín hiệu giao thông tại các vị trí: hai đầu cầu Bình Đào giao nhau với đường QL.14E (tại xã Bình Triều và Bình Đào); ngã tư giao nhau giữa đường ĐH2.TB với đường nối từ QL.1A (Cây Cốc) - ĐT.613B (tại thôn Phước Long, xã Bình Đào); đồng thời, cắm biển báo hạn chế tốc độ giao thông trên tuyến đường ĐT613 đoạn đi qua khu dân cư Ngọc Sơn Tây (từ Km2+000 đến Km3+500) xã Bình Phục, huyện Thăng Bình (các khu vực này tập trung dân cư đông, phương tiện tham gia giao thông lớn, tầm nhìn hạn chế, thường xuyên xảy ra tai nạn giao thông). 

Trả lời: Tuyến đường ĐT.613: đoạn từ Km0-Km6 được xây dựng đồng bộ đạt tiêu chuẩn cấp IV, trên tuyến này có 02 nút giao giữa ĐT.613 với các tuyến ĐH1.TB và ĐH2.TB hiện đã được lắp đặt đèn điều khiển giao thông và lắp đặt biển hạn chế tốc độ 50km/h đối với phương tiện lưu thông qua phạm vi nút giao để đảm bảo an toàn; đoạn tuyến Km2+000 - Km3+500 hiện trạng tuyến đường có tiêu chuẩn kỹ thuật khai thác bình thường, hành lang tuyến thông thoáng, hai bên dân cư sinh sống nhưng chưa quá đông đúc, chưa đủ điều kiện để cắm biển báo hiệu khu đông dân cư nhằm hạn chế tốc độ phương tiện (Theo QCVN 41:2019/BGTVT). 

12. Chỉ đạo giải quyết dứt điểm các khó khăn, vướng mắc đối với trường hợp thất lạc hồ sơ địa chính của 04 xã, phường trên địa bàn thị xã Điện Bàn (Điện Trung, Điện Thọ, Điện Ngọc, Điện Thắng Bắc) theo Chỉ thị số 299/TTg ngày 10/11/1980 của Thủ tướng Chính phủ về công tác đo đạc, phân hạng và đăng ký ruộng đất trong cả nước. 

Trả lời: Các khó khăn, vướng mắc liên quan đến việc công nhận lại diện tích đất ở trước ngày 18/12/1980 đối với thửa đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở đã được Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xin ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường; theo hướng dẫn tại Công văn số 7017/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 25/12/2018 của Bộ Tài nguyên và Môi trường:“...việc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam đề nghị trường hợp hồ sơ giấy tờ theo quy định tại Điều 100 Luật đất đai năm 2023 bị thất lạc được sử dụng Sổ địa chính lập sau ngày 15/10/1993 làm giấy tờ thay cho Sổ địa chính, Sổ đăng ký ruộng đất trước ngày 15/10/1993 bị mất là không có cơ sở để thực hiện”. Việc xác định lại diện tích đất ở trong trường hợp hồ sơ địa chính theo Chỉ thị số 299/TTg chưa được thiết lập tại 04 địa phương (Điện Ngọc, Điện Thọ,Điện Thắng Bắc và Điện Trung) thuộc trường hợp không có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 100 Luật Đất đai năm 2013; do đó, việc xác định lại diện tích đất ở được thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 103 Luật Đất đai 2013. Sở Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Công văn số 844/STNMT-ĐK ngày 19/4/2022 hướng dẫn thực hiện theo quy định pháp luật và UBND tỉnh chỉ đạo địa phương thực hiện tại Công văn số 6857/UBND-KTN ngày 19/10/2022 về việc giải quyết đề nghị của UBND thị xã Điện Bàn trong lĩnh vực đất đai. 

13. Chỉ đạo đấu nối công trình điện đã thi công xong trên địa bàn xã Trà Cang, huyện Nam Trà My; đầu tư kéo điện cho 80 hộ dân thôn 1 (gần nhà máy thuỷ điện Tà Vi) và thôn 2B, xã Trà Giác, huyện Bắc Trà My. 

Trả lời: - Đối với các hạng mục cấp điện xã Trà Cang, huyện Nam Trà My: + Nóc Tu Chân, thôn 4: đã thi công hoàn thành, dự kiến nghiệm thu đóng điện trong tháng 11/2023. + Nóc Măng Tông, Ngọc Năm, thôn 1: đang triển khai thi công, dự kiến thời gian hoàn thành và đóng điện trong Quý I/2024. + Nóc Tu Reo, thôn 1; làng Tak Ri, thôn 3; lăng Tu Prong, Tak Lang, thôn 5: chưa triển khai thi công chờ xin kéo dài thời gian bố trí vốn dự án. + Nóc Tak Leng, Ngọc Rỗ, Tắk Pốc, thôn l; nóc Vân Nai, thôn 2: UBND xã Trà Cang đề nghị không đầu tư điện do các nóc nêu trên được sắp xếp di dời về vị trí mới so với vị trí hiện tại theo chủ trương sắp xếp khu dân cư trên địa bàn xã đã được Hội đồng nhân dân xã nhiệm kỳ 2021 – 2026 thông qua. - Đối với các hạng mục cấp điện xã Trà Giác, huyện Bắc Trà My: + Đầu tư kéo điện cho 80 hộ dân thôn 1 (gần nhà máy thuỷ điện Tà Vi): hạng mục này không nằm trong danh mục đầu tư thuộc dự án Cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2013-2020. Đề nghị UBND huyện Nam Trà My phối hợp Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng tỉnh rà soát, báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định. + Thôn 2B (Nóc Ô Trưởng, Ô Nhã): vưởng đường dây 22kV đi qua vườn cây cao su của Công ty TNHH MTV Cao su Nam Giang Quảng Nam quản lý (số lượng 916 cây). Đề nghị Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh khẩn trương phối hợp với UBND huyện Bắc Trà My và Công ty TNHH MTV Cao su Nam Giang Quảng Nam tháo gỡ vướng mắc công tác giải phóng mặt bằng, xử lý dứt điểm để tổ chức triển khai thi công hoàn thành đóng điện. 

14. Quan tâm, đầu tư xây dựng thêm Trường trung học phổ thông để đảm bảo việc học tập của học sinh tại vùng Đông thị xã Điện Bàn nơi có khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc tập trung nhiều dân cư. 

Trả lời: Ngày 14/7/2023, UBND tỉnh đã có Công văn Số 4599/UBND-TH về việc triển khai thực hiện Thông báo số 30/TB-HĐND ngày 06/7/2023 của HĐND tỉnh (làm việc với UBND thị xã Điện Bàn), đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với UBND thị xã Điện Bàn tiếp tục đánh giá đầy đủ những tác động, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện đầu tư xây dựng thêm một trường THPT ở khu vực trung tâm thị xã Điện Bàn, đề xuất các giải pháp, báo cáo cấp có thẩm quyền cho ý kiến để xem xét đầu tư trong giai đoạn 2026 - 2030. 

15. Xem xét phân bổ kinh phí cho huyện Phước Sơn trang bị thêm 01 xe cấp cứu (loại xe ô tô 02 cầu) để đảm bảo cấp cứu kịp thời cho bệnh nhân ở các xã vùng cao, nhất là vào mùa mưa bão. 

Trả lời: Về nội dung này, theo báo cáo của Sở Y tế tại Công văn số 2700/SYTTCHC ngày 30/10/2022, hiện tại đơn vị đã có 02 xe, định mức được phê duyệt 02 xe nên không thể đề xuất trang bị thêm xe cứu thương. 

16. Cử tri các huyện bức xúc trước tình trạng thiếu thuốc bảo hiểm y tế tại các cơ sở khám, chữa bệnh công lập, nhất là địa bàn miền núi. Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo Sở Y tế khắc phục tình trạng trên. 

Trả lời: Ngày 26/4/2023, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 869/QĐ-UBND về phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu Gói thầu thuốc Generic tập trung cấp địa phương năm 2023 và 6 tháng đầu năm 2024 cho các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, trong đó tổng danh mục gói thầu: 1.968 mặt hàng với giá trị gói thầu: 914.789.267.433 đồng. Ngày 27/9/2023, Sở Y tế đã ban hành Quyết định số 1725/QĐ-SYT phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu: Gói thầu thuốc Generic tập trung cấp địa phương năm 2023 và 6 tháng đầu năm 2024 cho các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh (với giá trị trúng thầu đề nghị phê duyệt là 726.241.945.378 đồng, đạt khoảng 80% kế hoạch danh mục mời thầu). Các loại thuốc không trúng thầu (434 mặt hàng/1968 mặt hàng) hiện nay Sở Y tế đã lên kế hoạch trình UBND tỉnh xem xét phê duyệt đấu thầu bổ sung nhằm đảm bảo các loại thuốc phục vụ KCB cho nhân dân trên địa bàn. Đối với thuốc Dược liệu, vị thuốc y học cổ truyền và chế phẩm y học cổ truyền hiện nay Sở Y tế tiếp tục phê duyệt các gói thầu < 01 tỷ đồng để các đơn vị tự đấu thầu phục vụ khám chữa bệnh cho đến khi có kết quả thầu tập trung cấp địa phương các loại thuốc này. Đề nghị Sở Y tế chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan đánh giá cụ thể về việc giao các đơn vị thực hiện mua sắm thuốc, hóa chất vật tư y tế tiêu hao theo Quyết định 1702/QĐ UBND ngày 24/6/2022 của UBND tỉnh, đề xuất, tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo triển khai phù hợp năng lực, điều kiện thực tế theo quy định. 

17. Đề nghị UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo cơ quan, đơn vị liên quan sớm phủ sóng mạng di động tại thôn 3, xã Phước Lộc, huyện Phước Sơn để phục vụ đời sống sinh hoạt, sản xuất của người dân. 

Trả lời: Hiện nay, số trạm BTS trên địa bàn huyện Phước Sơn: 59 trạm, do 04 nhà mạng triển khai: Viettel, Mobifone, Vinaphone, Vietnamobile. Đối với xã Phước Lộc, đến nay chưa có trạm thu phát sóng thông tin di động, hiện đang sử dụng sóng thông tin di động của xã Phước Thành và Phước Công nên chất lượng sóng chưa đáp ứng yêu cầu sử dụng của người dân trên địa bàn toàn xã. Việc đầu tư 10 hạ tầng viễn thông là do doanh nghiệp viễn thông đầu tư theo kế hoạch phát triển kinh doanh và từ nguồn vốn của doanh nghiệp. Ở các khu vực miền núi việc đầu tư hạ tầng viễn thông còn hạn chế vì phụ thuộc vào hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với các vùng lõm sóng của các huyện miền núi nói chung và huyện Phước Sơn nói riêng, UBND tỉnh đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông đầu tư phát triển hạ tầng viễn thông trên địa bàn tỉnh Quảng Nam tại Công văn số 1301/UBND-KGVX ngày 10/3/2023 theo chương trình phát triển hạ tầng viễn thông công ích của Bộ Thông tin và Truyền thông. Tuy nhiên đến nay Bộ Thông tin và Truyền thông vẫn chưa triển khai tại huyện Phước Sơn. Trong năm 2023, các doanh nghiệp Viễn thông đã đề xuất kế hoạch phát triển mới 05 trạm tại huyện Phước Sơn, trong đó: có 01 trạm tại thôn 5 xã Phước Lộc. Đề nghị Sở Thông tin và Truyền thông tiếp tục chỉ đạo các doanh nghiệp, cũng như đề xuất với Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai đầu tư hạ tầng trạm thu phát sóng di động 3G, 4G cho các vùng lõm sóng di động và internet tại xã Phước Lộc, huyện Phước Sơn nói riêng và trên địa bàn tỉnh nói chung, đảm bảo phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của các cấp, các ngành, thông tin liên lạc của người dân và phục vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương. 

18. Cử tri phường Điện Dương, thị xã Điện Bàn phản ảnh tình trạng nước thải của các dự án du lịch, mương thoát nước đường ven biển, khu phố chợ,… tại địa phương đổ ra sông Cổ Cò với khối lượng lớn, gây ảnh hưởng môi trường. Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo UBND thị xã Điện Bàn kiểm tra, kịp thời có giải pháp xử lý tình trạng trên. 

Trả lời: Trong quá trình xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng đô thị, thị xã Điện Bàn rất quan tâm đến vấn đề thoát nước thải tại các dự án khu dân cư, đô thị. Hiện nay, trên địa bàn thị xã có các trạm xử lý nước thải: tại Điện Dương (công suất dự kiến đến năm 2030 là 5.600m3 /ngđ); tại Khu dân cư dịch vụ Cầu Hưng - Lai Nghi (công suất dự kiến đến năm 2030 là 1.400m3 /ngđ); các Trạm xử lý nước thải tại Khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc, các Cụm công nghiệp: Trảng Nhật, An Lưu và trong tương lai sẽ có các trạm xử lý nước thải cho từng cụm đô thị. Bên cạnh đó, nhằm từng bước hoàn thiện hệ thống thoát nước, thu gom xử lý nước thải tập trung đảm bảo tiêu chuẩn nước thải ra sông Cổ Cò, giải quyết được tình trạng ngập úng cục bộ trong khu vực dọc tuyến ĐT.603B và các khu vực dân cư, khắc phục tình trạng thoát nước thải ra biển. Ngày 30/9/2019, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 3126/QĐ-UBND phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình Hệ thống thoát nước cho các dự án ven biển phía Bắc thị xã Điện Bàn (giai đoạn II) do Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Quảng Nam làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư 85.868.706.000 đồng (trong đó 100% chi phí đầu tư xây dựng, 70% chi phí bồi thường từ ngân sách tỉnh bố trí và 30% chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng từ ngân sách thị xã Điện Bàn). Về quy mô đầu tư, dự án có tổng 06 tuyến cống gom thoát nước mưa, nước mặt với tổng chiều dài L=4,271km; vị trí hướng cống chạy dọc theo các tuyến đường của khu dân cư, khu du lịch phía Tây đường ĐT603B sau đó thoát 11 nước mưa vào sông Cổ Cò. Đến nay, dự án đã triển khai thi công hoàn thiện tuyến số 3 dài 597m, tuyến số 4 dài 360m và tuyến số 5 dài 617m. Riêng tuyến số 1 thi công được 475m/545,64m, tuyến số 2 thi công được 590m/986m và tuyến số 6 thi công được 290m/986m, các đoạn còn lại chưa thể tiếp tục triển khai thi công do còn một số vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng (người dân không thống nhất chủ trương thu hồi đất, dự án phải điều chỉnh hướng tuyến nhiều lần hoặc mặt bằng thi công các tuyến thoát nước phụ thuộc vào mặt bằng của dự án khác,..). Theo báo cáo của Trung tâm Phát triển quỹ đất thị xã thì dự kiến đến hết tháng 12/2024 sẽ hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng dự án để triển khai thi công. Sau khi dự án hoàn thành, sẽ giải quyết được nhu cầu thoát nước thải của các khu cư, đô thị dọc tuyến Sông Cổ Cò. Đồng thời, trong khi chờ hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải theo quy hoạch, các dự án dân cư đô thị, khu phố chợ đều xây dựng hệ thống xử lý cục bộ trước khi đổ ra ngoài nhằm không để xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường. 

Ủy ban nhân dân tỉnh hoan nghênh cử tri trong tỉnh đã có những ý kiến phản ánh, đóng góp xây dựng trên nhiều lĩnh vực, góp phần giúp cho công tác chỉ đạo, điều hành hiệu quả hơn. UBND tỉnh tiếp thu và chỉ đạo các ngành thuộc UBND tỉnh sớm xử lý, giải quyết những phản ánh, đề nghị thiết thực mà cử tri quan tâm theo thẩm quyền.

File đính kèm: Báo cáo Trả lời ý kiến cử tri trong tỉnh (trước kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV) 

TH