Bộ đội biên phòng: 65 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành
Đất nước đã hòa bình, thống nhất nhưng bước chân người chiến sĩ biên phòng vẫn không ngưng nghỉ trên khắp nẻo biên cương và thường xuyên phải đối diện với nhiều loại tội phạm nguy hiểm…Nhưng dù trong hoàn cảnh nào, những người lính ấy vẫn luôn làm tròn nhiệm vụ được giao; giữ bình yên cuộc sống cho nhân dân, bảo vệ vững chắc từng thước đất của Tổ quốc.
Bộ đội Biên phòng (BĐBP), trước đây là Công an nhân dân vũ trang (CANDVT), được thành lập ngày 03/3/1959. Trải qua 65 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành BĐBP luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.
Biên giới quốc gia là thiêng liêng, bắt khả xâm phạm, có vị trí chiến lược về quốc phòng, an ninh, kinh tế và đối ngoại. Trải qua hàng nghìn năm đầu tranh dụng nước và giữ nước, biên cương luôn là “phên dậu” của Tổ quốc, mọi biển động nơi biên cương đều liên quan đến sự an nguy của đất nước. Đó là gia tài thiêng liêng, vô cùng quý giá của ông cha truyền lại cho con cháu. Do đó, ngay sau thắng lợi của chiến dịch Biên giới 1950, Trung ương Đảng và Bác Hồ đã quyết định thành lập 03 lực lượng trực thuộc Bộ Quốc phòng và Bộ Công an làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới đất liền, bờ biển, giới tuyến và các mục tiêu quan trọng ở nội địa, gồm: (1) Công an Biên phòng thuộc Bộ Công an, thành lập theo Sắc lệnh số 141/SL ngày 16/02/1953 do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký, bố trí thành các đồn Biên phòng dọc biên giới, trực thuộc Ty Công an các tỉnh có biên giới. (2) Cảnh sát Vũ trang thuộc Bộ Công an được thành lập theo Nghị định số 982/TTg ngày 28/7/1956 của Chính phủ, làm nhiệm vụ bảo vệ các trại giam, tham gia tiểu phí, trừ gian. (3) Cùng với hai lực lượng trên còn có các đơn vị quân đội thuộc Bộ Quốc phòng làm nhiệm vụ bảo vệ (gọi là Bộ đội Bảo vệ), gồm: Trung đoàn Tây Bắc bảo vệ biên giới Việt Nam - Lào, Đại đoàn 350 (Sư đoàn 350) làm nhiệm vụ bảo vệ các cơ quan Trung ương, bảo vệ các mục tiêu chính trị, kinh tế, quân sự quan trọng ở miền Bắc và Tiểu đoàn 25 (sau này là Tiểu đoàn 41) làm nhiệm vụ bảo vệ giới tuyến quân sự tạm thời.
Nhằm tăng cường công tác quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới, cần có một lực lượng vũ trang thống nhất, chuyên trách, vững mạnh về chính trị, chặt chẽ về tổ chức. Ngày 19/11/1958, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa II) ra Nghị quyết số 58/NQ- TW “về việc thành lập lực lượng Cảnh vệ nội địa và Biên phòng", sau này là lực lượng Công an nhân dân vũ trang. Đây là nghị quyết đâu tiên của Đảng về công tác Biên phòng, nội địa và giới tuyển, khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của biên giới quốc gia, thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và Nhân dân đối với lực lượng vũ trang chuyên trách, nòng cốt bảo vệ biên giới, giới tuyến và các mục tiêu nội địa. Nghị quyết của Bộ Chính trị xác định lực lượng Cảnh vệ có nhiệm vụ: “Trấn áp mọi hành động phá hoại của bọn phản cách mạng trong nước và bọn phản cách mạng ngoài nước xâm nhập phá hoại nước ta, luôn luôn sẵn sàng chiến đấu bảo vệ an ninh biên giới, bờ biển, giới tuyến và nội địa, bảo vệ an toàn cho các cơ sở kinh tế, văn hóa quan trọng”.
Trong quá trình thành lập lực lượng CANDVT, Bác Hồ đã có sự quan tâm đặc biệt, thường xuyên chỉ đạo Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và trực tiếp nghiên cứu xem xét nhiều vấn đề về tổ chức lực lượng. Tại buổi Lễ thành lập lực lượng, ngày 28/3/1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến dự và huấn thị cán bộ, chiến sĩ Công an Nhân dân vũ trang: “Đoàn kết, cảnh giác-Liêm chính, kiệm cần-Hoàn thành nhiệm vụ-Khắc phục khó khăn-Dũng cảm trước địch-Vì nước quên thân-Trung thành với Đảng-Tận tụy với dân".
Từ đây, nước ta chính thức có một lực lượng vũ trang chuyên trách công tác nội địa, Biên phòng, tập trung thống nhất từ trung ương đến cơ sở, gồm 3 cấp: Trung ương có Ban chỉ huy Trung ương CANDVT (tháng 7/1965 đổi tên thành Bộ Tư lệnh CANDVT); cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có ban chỉ huy CANDVT tỉnh, thành phố; cấp cơ sở có các đồn CANDVT và đơn vị cơ động. Từ đó ngày 03/3 hằng năm trở thành ngày truyền thống của BĐBP.
65 năm xây dựng và trưởng thành của CANDVT trước đây, BĐBP ngày nay liên tục có sự phát triển về biên chế, tổ chức và nhiệm vụ, gắn liền với quá trình vận động, phát triển của tình hình, nhiệm vụ cách mạng cả nước, được cụ thể hóa bằng các nghị quyết của Đảng và các quyết định của Chính phủ. Trong đó có 3 nghị quyết đánh dấu sự thay đổi tổ chức của BĐBP: Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10/10/1979 của Bộ Chính trị khóa IV về việc "Chuyển giao nhiệm vụ và lực lượng CANDVT sang Bộ Quốc phòng". Nghị quyết số 07/NQ-TW ngày 30/11/1987 của Bộ Chính trị (khóa VI) về “Nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội trong tỉnh hình mới”, “Chuyển giao BĐBP cho Bộ Nội vụ trực tiếp phụ trách”. Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 08/8/1995 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VII) về “Xây dựng BĐBP trong tình hình mới” đã quyết định chuyển BĐBP từ Bộ Nội vụ sang Bộ Quốc phòng và xác định nhiệm vụ công tác Biên phòng trong tỉnh hình mới rất toàn diện, bao gồm: “Bảo vệ biên giới trên bộ, trên biển, bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của đất mước; bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, chẳng xâm nhập trái phép và chống buôn lậu qua biên giới, bảo vệ tài nguyên của đất nước, xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác, phát triển với các nước láng giềng. Phối hợp với lực lượng Biên phòng các nước láng giềng thi hành các điều ước quốc tế, các hiệp ước, hiệp định; tuyên truyên vận động nhân dân vùng biên giới tăng cường đoàn kết, thực hiện tốt các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, xây dựng cơ sở chính trị, xây dựng nền Biên phòng toàn dân, thế trận Biên phòng toàn dân vững mạnh".
Đặc biệt, ngày 11/11/2020, tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật Biên phòng Việt Nam; ngày 25/11/2020, Chủ tịch nước có Lệnh số 11/2020/L-CTN công bố Luật. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2022; đây là văn bản pháp lý vô cùng quan trọng, đã thể chế đầy đủ quan điểm, tư duy mới của Đảng về bảo vệ Tổ quốc, quốc phòng, an ninh, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia như: "Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”, “Chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia", "Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045"; Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 28/9/2018 của Bộ -Chính trị về "Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia". Tại Khoản 1 Điều 12 Luật này quy định vị trí, chức năng của BĐBP: “BĐBP là lực lượng vũ trang nhân dân, thành phần của Quân đội nhân dân Việt Nam, là lực lượng nòng cốt, chuyên trách quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới”.
Trải qua 65 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng đã lập nên nhiều chiến công và thành tích vẻ vang, được Đảng, Nhà nước, Nhân dân ghi nhận và tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý: 02 lần được tuyên dương danh hiệu đơn vị Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; 01 Huân chương Sao vàng, 03 Huân chương Hồ Chí Minh; 02 Huân chương Độc lập (hạng Nhất, hạng Nhi); 03 Huân chương Quân công (hạng Nhất, hạng Ba); 03 Huân chương Lao động (hạng Nhì, hạng Ba), 156 lượt tập thể và 67 cá nhân được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Trong đó có: 08 tập thể được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân lần thứ hai, 47 tập thể, 06 cá nhân được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân trong thời kỳ đổi mới.
Đối với BĐBP tỉnh Quảng Nam: Được thành lập ngày 19/5/1961, trải qua 63 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành Bộ đội Biên phòng tỉnh vinh dự được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; 09 tập thể được tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; 01 tập thể được tặng Danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân trong thời kỳ đổi mới: 06 tập thể được tặng Huân chương Quân công hạng Nhất, Nhì, Ba; 02 Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhì, Ba, 11 Huân chương Chiến công giải phóng hạng Nhất, Nhì, Ba; 01 Huân chương hữu nghị nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào; 09 cá nhân được tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và nhiều phần thưởng cao quý khác.
Phẩm chất cách mạng, sự mưu trí tài giỏi của CANDVT trước đây và BĐBP ngày nay đã được thể hiện hết sức sinh động trong Truyền thống vẻ vang của lực lượng với những nét đặc trưng nổi bật: Một là, tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ quyết tâm bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong mọi tình huống. Hai là, cảnh giác, mưu trí, dũng cảm trong chiến đấu, chủ động sáng tạo trong công tác, quyết thắng mọi kẻ thủ và các loại tội phạm, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Ba là, gắn bó máu thịt với nhân dân, đoàn kết, phối hợp chặt chẽ với các ngành, các lực lượng, phát huy sức mạnh tổng hợp trong xây dựng và bảo vệ biên giới. Bốn là, đoàn kết thống nhất, trên dưới một lòng, đồng cam cộng khổ, vượt mọi khó khăn; thực hiện "liêm, chính, kiệm, cần”, xây dựng lực lượng ngày càng vững mạnh. Năm là, tăng cường đoàn kết quốc tế, xây biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định, hợp tác và phát triển với các nước láng giềng.
Biết dựa vào dân, chăm lo sức dân, phát huy sức mạnh của nhân dân trong quản lý, bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia là bài học quý báu của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ BĐBP. Quán triệt đường lối, quan điểm của Đảng, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vai trò, sức mạnh nhân dân “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Từ thực tế hiệu quả của phong trào quần chúng nhân dân tham gia xây dựng và bảo vệ biên giới, Đảng uỷ, Bộ Tư lệnh BĐBP đã tham mưu và kiến nghị với Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành Quyết định số 16/HĐBT, ngày 22/02/1989 về tổ chức Ngày Biên phòng trong cả nước, bắt đầu từ ngày 03/3/1989. Nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả nước bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia, xây dựng khu vực biên giới vững mạnh, động viên giáo dục Nhân dân và các tầng lớp xã hội hướng về biên giới, giúp đỡ Nhân cần biên giới xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc.
Qua 35 năm triển khai thực hiện "Ngày Biên phòng toàn dân", các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương đã có nhiều cố gắng xây dựng khu vực biên giới phát triển toàn diện về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và quốc phòng, an ninh, phòng tuyến nhân dân bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới ngày càng vững mạnh. Các cuộc vận động hướng về biên giới, hải đảo được triển khai rộng khắp trong cả nước, huy động được nguồn lực to lớn giúp đỡ các xã vùng biên giới, ven hiển, hải đơn, các đồn, trạm biên phòng, động viên kịp thời cán bộ, chiến sự và Nhân dân các dân tộc ở biên giới, hải đảo, khắc phục khó khăn, thực hiện tốt nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự ở khu vực biên giới, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thể của Tổ quốc trong mọi tình huống.
Nhìn lại chặng đường 65 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của lực lượng BĐBP, 35 năm thực hiện Ngày Biên phòng toàn dân, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ BĐBP luôn nhận rõ trách nhiệm, trung thành tuyệt đối với Đảng, tận tụy với Nhân dân, xứng đáng là lực lượng nòng cốt, chuyên trách trong quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thực hiện hiệu quả Ngày Biên phòng toàn dân, xây dựng nền Biên phòng toàn dân vững mạnh, bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới, biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.