Triển khai công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2022
Nhằm tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các Chỉ thị, Nghị quyết, Công điện, Kế hoạch của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Quảng Nam đã ban hành Kế hoạch công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2022.
Trong thời gian tới, tiếp tục tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả nhằm ngăn chặn và đẩy lùi các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động kinh doanh thương mại, tạo điều kiện ổn định và thị trường lành mạnh, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường cho các doanh nghiệp; bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm các Chỉ thị, Nghị quyết của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; các Kế hoạch, chỉ đạo của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các kế hoạch chuyên đề trọng điểm của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia như: Kế hoạch số 1239/KH-BCĐ389 về tăng cường phòng, chống buôn lậu, sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng; Kế hoạch số 399/KH-BCĐ389, ngày 09/10/2020 về tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong hoạt động thương mại điện tử; Kế hoạch số 19/KH-BCĐ389 ngày 23/7/2019 về tăng cường phòng, chống buôn lậu, sản xuất, kinh danh hàng hóa giả mạo nhân mác, xuất xứ Việt Nam... các văn bản chỉ đạo về chống buôn lậu, gian lận thương mại đối với các lĩnh vực, ngành hàng trọng điểm tâm như: Chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đối với nhóm hàng phòng chống dịch Covid - 19; chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong hoạt động thương mại điện tử; chống buôn lậu và vận chuyển trái phép gia súc, gia cầm và sản phẩm từ gia súc, gia cầm qua biên giới; chống hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; công tác chống buôn lậu, vận chuyển trái phép khoáng sản, đường cát có xuất xứ từ Thái Lan, thuốc lá điếu, xăng dầu, khoáng sản....
Lĩnh vực, mặt hàng cần tập trung kiểm tra kiểm soát: Tăng cường kiểm tra các hoạt động mua bán trên môi trường thương mại điện tử; các lĩnh vực, mặt hàng trọng điểm tác động lớn đến kinh tế - xã hội, đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và quyền lợi người tiêu dùng, đặc biệt là nhóm hàng cấm (ma túy, động vật hoang dã, tài liệu phản động, máy móc thiết bị đã qua sử dụng, pháo nổ...); các mặt hàng có thuế suất cao, thuế tiêu thụ đặc biệt, hàng hóa có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế (thuốc lá điếu ngon, rượu, xăng dầu); các mặt hàng tiêu dùng là hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng nhập lậu, hàng kém chất lượng ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống nhân dân, ảnh hưởng đến sản xuất, môi trường (thực phẩm, thuốc tân dược, thuốc đông y, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, phụ gia thực phẩm, chất cấm trong chế biến thực phẩm, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, các loại chất cấm trong thức ăn chăn nuôi...), đặc biệt là nhóm hàng hóa phục vụ cho công tác phòng chống dịch bệnh Covid – 19;...
Qua hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính của các lực lượng chức năng kịp thời phát hiện những bất cập về cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn, qua đó góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước.