Phát động phong trào thi đua yêu nước năm 2023 trên địa bàn tỉnh
UBND tỉnh ban hành Chỉ thị 01 phát động phong trào thi đua yêu nước năm 2023 trên địa bàn tỉnh với 06 nhóm nhiệm vụ trọng tâm.
Chỉ thị nêu rõ, năm 2023 là năm đánh giá giữa nhiệm kỳ, tạo nền tảng thực hiện các mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đại biểu lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh phát động phong trào thi đua thực hiện thắng lợi phát triển kinh tế - xã hội; tăng cường kỷ cương, kỷ luật, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và chuyển đổi số, hoàn thành quy hoạch tỉnh và các quy hoạch không gian quan trọng năm 2023, với các nội dung cụ thể sau:
Tiếp tục quán triệt sâu sắc và vận dụng sáng tạo những quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước gắn với việc thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổ chức, triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 07/4/2014 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng; tiếp tục đẩy mạnh và phát huy sức mạnh đoàn kết của cả hệ thống chính trị, cấp ủy đảng, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức chính trị - xã hội; nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành và các tầng lớp Nhân dân, làm cho chất lượng, hiệu quả của phong trào thi đua không ngừng phát triển.
Thực hiện tốt Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế, đẩy mạnh chuyển đổi mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tính tự chủ, khả năng thích ứng, sức cạnh tranh, phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững; tiếp tục triển khai thực hiện tốt các nội dung trong phong trào thi đua đặc biệt “Quảng Nam đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch Covid-19”: tiêm vắc xin phòng Covid-19, củng cố, hiện đại hóa, nâng cao năng lực hệ thống y tế, nhất là y tế dự phòng, y tế cơ sở đáp ứng yêu cầu thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid19; tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện có hiệu quả ba nhiệm vụ đột phá chiến lược giai đoạn 2021 - 2025, lấy đầu tư công dẫn dắt để thu hút tối đa các nguồn lực từ các thành phần kinh tế khác góp phần quan trọng để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2023. Triển khai thực hiện phong trào thi đua “Đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí”; đẩy mạnh cải cách hành chính và chuyển đổi số, tăng cường phân cấp, ủy quyền đi đôi với kiểm tra, giám sát và phát huy tính tự chủ, linh hoạt, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, địa phương. Sử dụng hiệu quả Hệ thống thông tin báo cáo tỉnh (LRIS) và Hệ thống IOC (Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh Quảng Nam), Cổng dịch vụ công, Hệ thống thông tin một cửa điện tử tỉnh và kịp thời đưa vào sử dụng hiệu quả Hệ thống quản lý vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh, Hệ thống tiếp công dân trực tuyến,…Tiếp tục triển khai thực hiện Phong trào thi đua "Doanh nghiệp Việt Nam hội nhập và phát triển"; có giải pháp hiệu quả để cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), chỉ số quản trị và hành chính (PAPI), chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX), chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính (SIPAS), chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông (ICT INDEX), chỉ số về chuyển đổi số (DTI).
Đa dạng hóa các hình thức huy động và tạo nguồn vốn cho đầu tư phát triển, thực hiện đúng các quy định pháp luật về ngân sách nhà nước. Đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội miền núi, xây dựng nông thôn mới với việc tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày 20/7/2021 của Tỉnh ủy về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; định hướng một số dự án quan trọng tại vùng Tây tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2030; tiếp tục thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua "Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới" trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025, huy động, lồng ghép các nguồn lực; phấn đấu trong năm 2023, có thêm ít nhất 07 xã đạt chuẩn nông thôn mới, nâng số xã đạt chuẩn nông thôn mới lên 130 xã/194 xã, đạt tỷ lệ 67%.
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; đẩy mạnh ứng dụng, chuyển giao mạnh mẽ khoa học và công nghệ, thông tin truyền thông, triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 12/4/2021 của Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Quảng Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Phát huy giá trị và sức mạnh văn hóa, con người Quảng Nam. Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh; thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh. Quản lý và sử dụng có hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai, gắn với triển khai thực hiện tốt phong trào thi đua “Chủ động phòng, chống thiên tai, xây dựng cộng đồng an toàn” giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Tiếp tục triển khai thực hiện tốt Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 20/7/2021 của Tỉnh ủy về phát triển sự nghiệp văn hóa, thể dục thể thao tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030. Đẩy mạnh phong trào thể dục, thể thao quần chúng; nâng cao chất lượng thể thao chuyên nghiệp, thành tích cao. Đảm bảo an sinh, phúc lợi, tiến bộ và công bằng xã hội, hài hòa giữa đời sống vật chất và đời sống văn hóa tinh thần theo các tiêu chí hiện hành. Quan tâm, chăm lo đối tượng yếu thế, đối tượng bảo trợ xã hội, người nghèo, người có công với cách mạng,...; tiếp tục triển khai thực hiện tốt phong trào thi đua "Quảng Nam chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau" giai đoạn 2021-2025; đẩy mạnh chiến lược phát triển thanh niên theo Quyết định số 1331/QĐ-TTg ngày 24/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ, Nghị quyết số 13/NQ-HĐND ngày 21/4/2022 HĐND tỉnh và Quyết định số 1478/QĐ-UBND ngày 31/5/2022 Ban hành Chương trình phát triển thanh niên tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2022 - 2030. Tập trung giải quyết nhu cầu cấp thiết về nhà ở, đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; sắp xếp dân cư miền núi, ổn định sản xuất. Chú ý vấn đề nhà ở gắn với các thiết chế văn hóa - xã hội phục vụ công nhân, lao động trong các khu công nghiệp, người lao động có thu nhập thấp. Tiếp tục thực hiện tốt phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa dân tộc trên địa bàn tỉnh.
Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng - an ninh thông qua xây dựng các tiềm lực của tỉnh; xây dựng nền quốc phòng toàn dân bảo đảm tính toàn diện, tập trung có trọng điểm trên từng ngành, lĩnh vực, địa bàn và cả tỉnh. Đẩy mạnh phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”; triển khai có hiệu quả các giải pháp đảm bảo trật tự an toàn giao thông, kiềm chế, giảm thiểu tai nạn giao thông, tai nạn lao động, phòng chống cháy, nổ. Tiếp tục thực hiện đồng bộ công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, nhất là các lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực và xử lý nghiêm các vi phạm. Thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tư pháp, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, giải quyết dứt điểm các vụ khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài, dư luận xã hội quan tâm. Nâng cao hiệu lực hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của bộ máy hành chính nhà nước từ tỉnh đến cơ sở. Chủ động triển khai có hiệu quả đường lối, chính sách đối ngoại và hội nhập quốc tế của Đảng và Nhà nước; tăng cường đối ngoại Nhân dân; triển khai có hiệu quả các biên bản, thỏa thuận hợp tác đã ký kết; xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác, phát triển ổn định lâu dài. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội. Tổ chức các đoàn của lãnh đạo tỉnh đi thăm, làm việc và xúc tiến các nội dung hợp tác với các địa phương của Nhật Bản (Nagasaki), Hàn Quốc (Osan, Gwangyang), Thái Lan (Ubon Ratchathani); tổ chức các hoạt động nhân kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản.
Tăng cường đẩy mạnh phong trào thi đua trong lĩnh vực xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, xây dựng bộ máy Nhà nước. Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái thù địch trong tình hình mới theo Nghị quyết số 35-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị. Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo Kết luận số 01-KL/TW ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW phải có chuyển biến sâu rộng cả về nhận thức và hành động; tiếp tục triển khai phong trào thi đua “Cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở” giai đoạn 2019-2025 gắn với việc thực hiện nghiêm Chỉ thị số 30- CT/TU ngày 17/11/2022 của Tỉnh uỷ về tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; nâng cao tinh thần trách nhiệm, hiệu quả công tác trong thực thi công vụ; Chỉ thị số 22/CT-UBND ngày 12/10/2012 và Chỉ thị số 26/CT-UBND ngày 13/9/2016 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trên địa bàn tỉnh; thực hiện nghiêm Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh ban hành kèm theo Quyết định số 3510/QĐ-UBND ngày 30/11/2021 của UBND tỉnh; chú trọng vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu. Hướng dẫn, định hướng công tác tuyên truyền và tổ chức các hoạt động nhân các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử, chính trị trọng đại của đất nước, của tỉnh; đặc biệt 4 hướng đến Kỷ niệm 75 năm ngày Bác Hồ ra lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948- 11/6/2023).
File đính kèm: Chỉ thị.