Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em
Sáng ngày 28/2, Hội LHPN tỉnh tổ chức tập huấn triển khai Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Phát biểu khai mạc lớp tập huấn, chị Trần Thị Mỹ Phương- Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN tỉnh cho biết: Đây là lớp tập huấn đầu tiên trong chuỗi hoạt động xuyên suốt từ năm 2023 đến hết năm 2025 do Hội LHPN tỉnh tổ chức. Tham dự lớp tập huấn, các đại biểu được phổ biến những nội dung cốt lõi của Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi nói chung, Dự án 8 nói riêng; vấn đề giới và quyền bình đẳng giới trong luật pháp và công ước quốc tế; vấn đề giới trong chủ trương chính sách và pháp luật của Đảng, nhà nước ta; một số khái niệm then chốt về giới, bình đẳng giới và kỹ năng phân tích, lồng ghép giới trong Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi. Đồng thời, giới thiệu nội dung Thông tư 15 về quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình để làm căn cứ quyết toán tài chính trong thực hiện Dự án 8.
Được biết, Dự án 8 có mục tiêu chung là nâng cao nhận thức về bình đẳng giới và thay đổi hành vi liên quan đến vai trò giới và các tập tục văn hóa có hại đối với phụ nữ và trẻ em; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ, trẻ em, thực hiện mục tiêu bình đẳng giới, tập trung giải quyết có hiệu quả một số vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em vùng dân tộc thiểu số và miền núi trong giai đoạn 2021-20230. Đối tượng hưởng lợi là phụ nữ, trẻ em gái DTTS thuộc hộ nghèo, cận nghèo, nạn nhân buôn bán, bạo lực gia đình, xâm hại tình tình dục, di cư lao động không an toàn/lấy chồng nước ngoài trở về và người khuyết tật.
Báo cáo viên tại lớp tập huấn, chị Trần Thị Thúy Hà- Chánh Văn phòng Hội LHPN tỉnh cho biết, chỉ tiêu chính của Dự án 8 đến năm 2025 phấn đấu toàn tỉnh có 200 tổ truyền thông cộng đồng được thành lập và duy trì hoạt động; 95 TTK vay vốn thôn bản được củng cố, nâng cao chất lượng; 16 tổ/nhóm sinh kế có phụ nữ làm chủ hoặc đồng làm chủ; 32 địa chỉ tin cậy cộng đồng hoạt động hiệu quả; 138 cuộc đối thoại chính sách cấp xã và cụm thôn, bản; 80% phụ nữ thuộc nhóm dân tộc có tỷ lệ sinh con tại nhà cao được tuyên truyền, vận động, tư vấn kiến thức và tiếp cận dịch vụ sinh đẻ an toàn…