Trong thời gian qua, Quảng Nam đã triển khai nhiều chương trình, chính sách nhằm chủ động phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH).
Xác định nông nghiệp là một trong những lĩnh vực chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai, biến đổi khí hậu, do đó Quảng Nam chú trọng trong việc xây dựng năng lực chủ động phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Trong đó, tập trung ưu tiên chuyển đổi cơ cấu, giống cây trồng, vật nuôi, điều chỉnh mùa vụ, kỹ thuật sản xuất nông nghiệp thích ứng với BĐKH. Trong lĩnh vực nông nghiệp, đã xây dựng lịch thời vụ và cơ cấu giống lúa hằng năm và hướng dẫn quản lý sản xuất, dịch hại trên các loại cây trồng phù hợp với điều kiện thời tiết tại địa phương, chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng tại nh ng khu vực thường xuyên nhiễm mặn; ngành thủy sản khuyến khích người dân đa dạng hóa đối tượng nuôi, xây dựng một số mô hình nuôi ghép như cá đối – tôm, cua – rong, tôm – rong … thích ứng với BĐKH.
Song song đó, tăng cường kiến thức, nâng cao năng lực thích ứng, đảm bảo sinh kế cho người dân những vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng nặng nề của BĐKH, vùng thường xuyên bị tác động của thiên tai. Hằng năm, BCH PCTT&TKCN tỉnh xây dựng Phương án ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn và xây dựng kịch bản ứng phó với từng tình huống bão, lũ để đảm bảo yêu cầu ứng phó khi có tình huống thiên tai xảy ra; phối hợp với BCH PCTT&TKCN các huyện, thị xã, thành phố tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực tham mưu phòng, chống thiên tai cho cán bộ làm công tác phòng, chống thiên tai và tổ chức tuyên truyền, phổ biến bằng nhiều hình thức đa dạng, phù hợp. Qua đó, tăng cường nhận thức, năng lực phòng, tránh, ứng phó của đội ngũ làm công tác phòng, chống thiên tai và người dân vùng thường xuyên bị tác động của thiên tai.
Bên cạnh đó, chú trọng chăm sóc sức khỏe nhân dân trong các vùng bị tác động mạnh của biến đổi khí hậu. Trong đó, củng cố, hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, nâng cao chất lượng dịch vụ y tế cơ sở, đáp ứng nhu cầu chăm sóc, sức khỏe cơ bản của người dân. Phấn đấu 100% trạm y tế xã, phường, thị trấn được xây dựng kiên cố, có đủ phòng theo tiêu chuẩn và các công trình phụ trợ (tường rào, bể nước, phòng vệ sinh…) và tăng cường bác sĩ cho các trạm y tế. Trong thời gian đến, tiếp trục triển khai đồng bộ hệ thống công nghệ thông tin trong quản lý trạm y tế, tiêm chủng, quản lý bệnh tật. Đẩy mạnh quản lý hồ sơ sức khỏe điện tử tại tất cả các trạm y tế xã, phường, thị trấn.
Đặc biệt, chú trọng ưu tiên nguồn vốn triển khai nâng cấp đoạn đê biển, đê sông xung yếu, xây dựng cống ngăn mặn, giữ ngọt. Hằng năm, các địa phương đều xây dựng phương án ứng phó với thiên tai theo cấp độ rủi ro trong đó có phương án bảo vệ đối với các công trình trọng điểm, xung yếu. BCH PCTT&TKCN tỉnh phối hợp các địa phương rà soát, đánh giá mức độ an toàn hệ thống công trình thủy lợi: hồ chứa, trạm bơm, đập dâng, đê sông, đê biển và kênh mương,... để chủ động có biện pháp phòng, tránh, giảm nhẹ thiên tai. Thực hiện kiểm tra đánh giá hiện trạng các công trình hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh và hướng dẫn các đơn vị quản lý công trình thực hiện công tác quản lý an toàn đập theo đúng quy định. Đã đề xuất Chính phủ hỗ trợ nguồn vốn thực hiện, kết quả đạt được cụ thể như sau: Nâng cấp sửa chữa hàng chục km kè sông, biển; nâng cấp, sửa chữa, kiên cố trên 10 km đê sông, đê biển tại các huyện Núi Thành, Duy Xuyên, thị xã Điện Bàn, thành phố Tam Kỳ và thành phố Hội An. Tuy nhiên, do điều kiện kinh phí, việc sửa chữa, nâng cấp các tuyến đê trước đây còn nhiều hạn chế, thiếu tính ổn định lâu dài, công tác quản lý, duy tu bảo dưỡng cũng rất tốn kém, đôi lúc không kịp thời.
Bảo vệ không gian thoát lũ trên các lưu vực sông, lòng sông. Củng cố và xây dựng mới các công trình cấp, thoát nước của các đô thị, nhất là vùng ven biển Nhằm bảo đảm không gian thoát lũ trên các lưu vực sông, lòng sông; UBND tỉnh đã ban hành Công văn số 3763/UBND-KTN, ngày 23/6/2021 triển khai các quy định về quản lý cát, sỏi lòng sông và bảo vệ lòng, bờ bãi sông. Triển khai thực hiện đề tài cấp tỉnh "Nghiên cứu, tính toán xác định hành lang thoát lũ hạ lưu sông Vu Gia - Thu Bồn".
Cùng với đó, đẩy mạnh các biện pháp phòng, chống, hạn chế tác động của triều cường, ngập lụt, xâm nhập mặn do nước biển dâng. Trong đó, tập trung xây dựng bản đồ nguy cơ ngập lụt theo các kịch bản nước biển dâng đến cấp xã. Hiện nay, BCH PCTT&TKCN tỉnh đang sử dụng 2 loại bản đồ để phục vụ công tác tham mưu chỉ huy điều hành phòng chống thiên tai trên địa bàn tỉnh: (1)
Bản đồ chỉ huy phòng tránh lũ lụt theo các kịch bản mức ngập tại các trạm thủy văn Ái Nghĩa, Câu Lâu. Bản đồ ngập lụt vùng hạ du sông Vu Gia - Thu Bồn theo các kịch bản điều tiết lũ theo tần suất của các hồ chứa thủy điện do Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai bàn giao năm 2019. Rà soát, bổ sung, điều chỉnh Chiến lược, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, phát triển kinh tế - xã hội vùng và địa phương. UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch phòng, chống thiên tai trong giai đoạn 05 năm, từ đó có cơ sở lồng ghép vào các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh và các kế hoạch phát triển các ngành, l nh vực. Hằng năm, thực hiện rà soát, cập nhật bổ sung, ban hành Phương án ứng phó thiên tai theo các cấp độ rủi ro thiên tai cấp tỉnh. Triển khai thực hiện Thông tư số 13/2021/TT-BNNPTNT, ngày 27/10/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 11/2023/QĐ-UBND, ngày 10/5/2023 quy định bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong quản lý, vận hành, sử dụng các khu khai thác khoáng sản, khai thác tài nguyên thiên nhiên khác, đô thị, du lịch, công nghiệp, di tích lịch sử; điểm du lịch; điểm dân cư nông thôn; công trình phòng, chống thiên tai, giao thông, điện lực, viễn thông và hạ tầng kỹ thuật khác trên địa bàn tỉnh.
Chủ động di dời, sắp xếp lại các điểm dân cư ở những vùng thường xuyên bị tác động của lũ lụt, bão và những khu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất. Về công tác sắp xếp, bố trí dân cư miền núi Công tác hỗ trợ sắp xếp, bố trí dân cư miền núi là chủ trương lớn của tỉnh, được các cấp, các ngành và địa phương tích cực thực hiện, Nhân dân đồng tình ủng hộ. Hiện nay, đã có 6.905 hộ đăng ký tham gia thực hiện, trong đó có 6.742 hộ đã thực hiện và được hỗ trợ di dời chỗ ở, đạt 134,8% chỉ tiêu giao đến năm 2020. Về hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở ứng phó với bão, lụt. Từ năm 2009 đến 2021, thông qua các chương trình, dự án; tỉnh Quảng Nam đã tổ chức thực hiện hỗ trợ cho 22.686 hộ.
Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, bảo vệ, phát triển các hệ sinh thái tự nhiên, tăng cường khả năng hấp thụ khí nhà kính. Thúc đẩy các hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính. Quảng Nam đã triển khai nhiều chủ trương, chính sách nhằm thúc đẩy hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính như: Khuyến khích các đơn vị sử dụng năng lượng tái tạo, áp dụng định mức tiêu thụ năng lượng đối với một số ngành sản xuất công nghiệp bia, rượu và nước giải khát, giấy, thép; thực hiện chuyển đổi cơ cấu sử dụng năng lượng theo hướng tăng tỉ lệ năng lượng tái tạo, năng lượng mới được chú trọng. Hiện nay, có 32 dự án nguồn năng lượng tái tạo (thủy điện) cho sản xuất điện với tổng công suất là 1.556,26 MW và 164,53 MW hệ thống điện mặt trời mái nhà đã được đưa vào vận hành.
Thực hiện chương trình giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực chống mất rừng, suy thoái rừng và tạo sinh kế cho cộng đồng UBND tỉnh Quảng Nam ban hành Quyết định số 1489/QĐ-UBND, ngày 02/6/2020 phê duyệt Kế hoạch hành động giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng, suy thoái rừng, quản lý bền v ng tài nguyên rừng, bảo tồn và nâng cao tr lượng các-bon rừng (REDD+) giai đoạn 2020 - 2030. Trên cơ sở đó, với sự hỗ trợ kỹ thuật của Dự án Trường Sơn Xanh do USAID tài trợ, Sở Nông nghiệp và và Phát triển nông thôn lập Báo cáo đánh giá khả thi về cơ hội đầu tư vào các-bon từ REDD+. Hiện nay, tiếp tục hợp tác Công ty BP của Vương quốc Anh để thẩm định hồ sơ Dự án tín chỉ cac-bon rừng từ REDD+ tỉnh Quảng Nam làm cơ sở để đàm phán bán tín chỉ cac-bon rừng khi thực hiện dự án REDD+ tỉnh Quảng Nam.
Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Thực hiện Chỉ thị số 20/CT-TTg, ngày 07/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2020 - 2025, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 3608/QĐ-UBND, ngày 15/12/2020 về việc Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2020 - 2025, đã xây dựng chỉ tiêu tiết kiệm 2% tổng sản lượng tiêu thụ…