Sáng ngày 15/9, UBMTTQ Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến phản biện xã hội đối với Dự án Luật Đất đai (sửa đổi). Tại điểm cầu tỉnh có Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh Võ Xuân Ca chủ trì.
Theo đó, nhiều ý kiến đánh giá Dự thảo luật đã được Chính phủ, cơ quan chủ trì soạn thảo là Bộ Tài nguyên và Môi trường cầu thị, tiếp thu, lắng nghe trong quá trình chuẩn bị. Việc sửa đổi Luật Đất đai là nhiệm vụ quan trọng, tác động đến mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước và đời sống nhân dân nên được Đảng, Nhà nước hết sức quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo. Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII đã chỉ đạo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 19-NQ/TW và Luật Đất đai năm 2013; ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/6/2022 về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao, đưa ra nhiều nội dung chính sách mới định hướng cho việc sửa đổi Luật.
Nội dung tham luận, ý kiến góp ý vào dự thảo Luật và đề xuất ý kiến phản biện dự thảo luật tập trung chủ yếu vào việc thể chế những điểm mới theo Nghị quyết số 18-NQ/TW, các chủ trương của Đảng về đất đai; Sự tương thích của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) với Hiến pháp năm 2013 và các luật khác có liên quan.
Việc thể chế hóa các quy định liên quan đến Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) theo tinh thần của Nghị quyết số 18-NQ/TW nhấn mạnh vai trò của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trong xây dựng, thực hiện và giám sát, phản biện xã hội chính sách pháp luật về đất đai còn chung chung, khó thực hiện.
Quy định về quyền, trách nhiệm của Nhà nước trong dự thảo Luật đã thể hiện sự phân cấp, phân quyền nhưng chưa rõ trách nhiệm.
Hoàn thiện quy định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Trong đó làm rõ các nguyên tắc lập quy hoạch; căn cứ lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và thẩm quyền quyết định, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; vai trò của hội đồng nhân dân trong việc điều chỉnh quy hoạch, giám sát việc thực hiện; việc công khai và lấy ý kiến người dân trong qui trình làm quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch thực chất, tránh hình thức.
Hoàn thiện các quy định bảo đảm quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân là dân tộc thiểu số nhằm thúc đẩy sự phát triển cộng đồng các dân tộc thiểu số.
Các hình thức công khai, minh bạch, bình đẳng Giao đất, cho thuê đất. Làm rõ tiêu chí giao đất, cho thuê đất, đặc biệt cơ chế đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất có rừng; tiêu chí, hạn mức giao các loại đất, trong đó quy định rõ hạn mức đất giao cho tôn giáo, loại giao không thu tiền, có thu tiền sử dụng đất.
Hoàn thiện các quy định về thu hồi, trưng dụng đất trong Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) nhằm đảm bảo tính công khai, minh bạch, giảm khiếu nại. Rõ tiêu chí thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng...
Hoàn thiện các quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất để giải quyết hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người có đất bị thu hồi và nhà đầu tư, thể chế hóa quan điểm được nêu trong Nghị quyết số 18-NQ/TW “có quy định cụ thể về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để sau khi thu hồi đất thì người dân có đất bị thu hồi phải có chỗ ở, bảo đảm cuộc sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ”.
Góp ý sửa đổi các quy định về đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất. Quy định về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất tại Chương XIII của dự thảo Luật, đề xuất hoàn thiện.
Quy định về tài chính đất đai, giá đất trong dự thảo Luật đất đai (sửa đổi). Đề xuất sửa đổi, bổ sung. Trong đó làm sâu sắc hơn quy định về bỏ khung giá đất theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW, tác động của việc bỏ khung giá đất, lộ trình thực hiện và cần quy định cụ thể như thế nào trong dự thảo Luật đất đai.
Quy định về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất tại Chương XIII của dự thảo Luật, đề xuất hoàn thiện.
Vướng mắc, bất cập trong quy định về thủ tục hành chính về đất, kiến nghị sửa đổi (Chương XIV).