Ban Chỉ đạo PCTP, TNXH và XDPTTDBVANTQ ban hành Chương trình công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc năm 2022, trong đó nhấn mạnh về nhiệm vụ nâng cao hiệu quả công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ tại các địa bàn chiến lược, tuyến biên giới, biển đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đồng bào tôn giáo, các khu kinh tế, khu đô thị, cơ quan, doanh nghiệp vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đồng bào tôn giáo, các khu kinh tế, khu đô thị, cơ quan, doanh nghiệp.
Cụ thể, Ban Chỉ đạo yêu cầu căn cứ đặc điểm địa bàn, dân cư, các đơn vị, địa phương tăng cường vận động nhân dân tham gia bảo vệ ANTQ, chủ động phòng ngừa, phát hiện giải quyết sớm, kịp thời, có hiệu quả các vụ việc phức tạp, tranh chấp, mâu thuẫn trong nội bộ Nhân dân, không để phát sinh tội phạm và hình thành “điểm nóng” về ANTT; phát huy vai trò của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, các chức sắc tôn giáo, văn nghệ sĩ, trí thức tham gia công tác bảo đảm ANTT ở cơ sở. Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 25/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về công tác bảo đảm ANTT đối với khu kinh tế, khu công nghiệp, doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài và Chỉ thịsố 16/CT-UBND, ngày 31/7/2020 của UBND tỉnh về đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ trong cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường trên địa bàn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo đảm ANTT trong tình hình mới.
Bên cạnh đó, tổ chức thực hiện có hiệu quả các chủ trương của Đảng, Nhà nước, Bộ Công an, Tỉnh ủy và UBND tỉnh về công tác bảo đảm ANTT và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ: Tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Bộ Công an, Tỉnh ủy, UBND tỉnh về công tác bảo đảm ANTT và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ trong tình hình mới. Trọng tâm là các nghị quyết, chỉ thị, kết luận, chương trình, kế hoạch về Chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia; Chiến lược an ninh mạng quốc gia; các chương trình phòng, chống tội phạm, ma tuý, mua bán người; bảo đảm trật tự an toàn giao thông; phòng cháy, chữa cháy; tăng cường xây dựng, củng cố nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân; đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ trong tôn giáo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, trong các cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục…
Tiếp tục thực hiện Đề án “Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2021 - 2025” năm 2022; Đề án “Nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật gắn với vận động quần chúng nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở, giai đoạn 2021 - 2027” năm 2022; Đề án “Bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù” trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2021 - 2025” năm 2022; chuyển hoá địa bàn phức tạp về trật tự, an toàn xã hội. Nhân rộng mô hình, điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ…
Quản lý nâng cao chất lượng hoạt động của các mô hình, điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ. Tổ chức rà soát, đánh giá, phân loại các mô hình tự phòng, tự quản, tự bảo vệ, tự hoà giải về ANTT để duy trì, củng cố, nâng cao chất lượng các mô hình hoạt động hiệu quả; lựa chọn xây dựng, phát triển thành những điển hình tiên tiến; thay thế mô hình hoạt động yếu, kém, không phát huy tác dụng.
Quản lý nâng cao chất lượng hoạt động của các mô hình, điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ. Tổ chức rà soát, đánh giá, phân loại các mô hình tự phòng, tự quản, tự bảo vệ, tự hoà giải về ANTT để duy trì, củng cố, nâng cao chất lượng các mô hình hoạt động hiệu quả; lựa chọn xây dựng, phát triển thành những điển hình tiên tiến; thay thế mô hình hoạt động yếu, kém, không phát huy tác dụng. Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục chỉ đạo xây dựng 01 xã hoặc thị trấn (đối với huyện) điển hình về phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ; 01 phường (đối với thị xã, thành phố) điển hình, gương mẫu về ANTT và văn minh đô thị; mỗi xã, phường, thị trấn xây dựng 01 thôn hoặc tổ dân phố điển hình về phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ (Đến nay, mới triển khai xây dựng 04 phường, thị trấn, 14 xã và 18 thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh).
Ngoài ra, củng cố hoạt động của lực lượng Công an xã bán chuyên trách, Bảo vệ dân phố và các tổ chức quần chúng tham gia bảo vệ ANTT tại cơ sở; triển khai công tác Công an thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Tăng cường công tác phối hợp với Quân đội nhân dân, Mặt trận Tổ quốc, các ban, ngành, đoàn thể trong xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ và công tác Dân vận của lực lượng Công an nhân dân. Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân tham gia phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ và tổ chức Ngày hội toàn dân bảo vệ ANTQ. Xây dựng lực lượng chuyên trách công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ, công tác dân vận của Công an nhân dân.