Phòng, chống thiên tai

Quảng Nam- Đà Nẵng phối hợp quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu

Huyền Chi 25/10/2023 15:40

Tỉnh Quảng Nam và Thành phố Đà Nẵng vừa qua đã ký thỏa thuận phối hợp về quản lý tổng hợp tài nguyên nước, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu trên lưu vực sông Vu Gia- Thu Bồn và vùng bờ Quảng Nam- Đà Nẵng trong thời gian đến.

 

Lưu vực sông Vu Gia- Thu Bồn.

Hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn (VGTB) có diện tích lưu vực 10.350 km - bắt nguồn từ địa bàn tỉnh Kon Tum chảy qua tỉnh Quảng Nam, thành phố Đà Nẵng và đổ ra biển Đông. Vu Gia - Thu Bồn là một trong 10 hệ thống sông lớn của Việt Nam, có tổng lượng dòng chảy năm trung bình nhiều năm đạt 19.347 triệu m­3/năm (tương ứng với lưu lượng nước trung bình nhiều năm khoảng 614 m3/s). Dòng chảy mùa cạn, từ tháng 1 đến tháng IX chiếm 37,7% tổng lượng dòng chảy cả năm, tương ứng với 7.297 triệu mở, trong đó dòng chảy 3 tháng kiệt nhất (tháng III, IV và V) chiếm 8,0% tổng lượng đồng chảy cả năm. Tổng lượng dòng chảy tháng kiệt nhất là 359 triệu m3. Dòng chảy mùa lũ, từ tháng X đến tháng XII với tổng lượng dòng chảy chiếm 62,3% tổng lượng dòng chảy cả năm, tương ứng với 12.051 triệu m3. 

Phân bố dòng chảy không đều là một trong những nguyên nhân thiếu nước trong mùa cạn trên lưu vực sông. Ngoài ra, biến đổi khí hậu được dự báo tác động lớn đến tài nguyên nước trên lưu vực sông, mưa được dự báo tăng trong mùa mưa, giảm trong mùa khô. Chế độ mưa thay đổi có thể gây lũ lụt nghiêm trọng vào mùa mưa, gia tăng hạn hán, xâm nhập mặn vào mùa khô. Dưới tác động của BĐKH, hạn hán được dự đoán sẽ gia tăng, cũng như gia tăng quá trình mặn hóa, xâm thực bờ biển, ngập lụt và sạt, lở bờ sông sẽ diễn biến phức tạp hơn trong thời gian tới. 

Bên cạnh đó, rừng đầu nguồn bị suy giảm, tình trạng phá rừng đã ở mức báo động gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn sinh thủy trên lưu vực sông. Mất thảm thực vật là tác nhân lớn nhất dẫn đến xói mòn lưu vực, lớp đất bề mặt bị rửa trôi dẫn đến tình trạng bồi lắng và làm giảm dung tích hữu ích các hồ chứa. Ngoài ra, biến đổi lòng dẫn sông, đặc biệt là hạ thấp mực nước trên sông chính là vấn đề thách thức cho tài nguyên nước trên lưu vực sông VGTB. Hạ thấp lòng dẫn khiến không đủ cao trình mực nước cho các công trình lấy nước ven sông, nhất là các công trình thủy lợi, từ đó làm giảm năng lực lấy nước và cấp nước. 

Kinh tế xã hội phát triển cùng với đô thị hóa, công nghiệp hóa, tăng dân số làm gia tăng yêu cầu cấp nước cả về số lượng và chất lượng, gia tăng các hoạt động xã nước thải nhất là các loại hình nước thai không được xử lý đúng quy chuẩn, kỹ thuật,...sẽ gây sức ép ngày càng lớn, trầm trọng đến cả về số lượng và chất lượng nguồn nước các các sông, suối trên lưu vực, đặc biệt là các nguồn nước phục vụ để sản xuất nước sạch cấp cho mục đích sinh hoạt. Ngoài ra, việc vận hành của các công trình hồ chứa thủy điện, thủy lợi trên lưu vực nếu không hợp lý sẽ làm suy giảm, cạn kiệt dòng chảy trên lưu vực sông, nhất là ở hạ lưu các công trình hồ chứa, đập dâng thủy lợi, thủy điện, đặc biệt là vào mùa khô những năm hạn hán, thiếu nước, chẳng hạn như sông Vu Gia ở hạ lưu thủy điện Đắk Mi 4 và hạ lưu dập dâng An Trạch. 

Bên cạnh đó, việc sử dụng nước thiểu hiệu quả, vận hành các công trình hổ chứa chưa hợp lý trong khi nhu cầu dùng nước ngày một gia tăng do phát triển kinh tế xã hội sẽ càng làm giảm rõ rệt khả năng đáp ứng nhu cầu nước vào mùa khô. Điều đó cho thấy tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng đang đứng trước thách thức lớn về bảo đảm an ninh nguồn nước cho phát triển và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Việc điều hòa, phân bố tài nguyên nước, chuyển nước lưu vực sông mặc dù đã được quy định cụ thể trong Luật Tài nguyên nước, theo đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bổn. Luật cũng đã quy định tổ chức lưu vực sông có trách nhiệm kiến nghị việc điều hỏa, phân bổ nguồn nước cũng như sử dụng tổng hợp nguồn nước và phòng chống tác hại do nước gây ra trên lưu vực. Tuy nhiên, đến nay sau 10 năm Luật Tài nguyên nước có hiệu lực thi hành, tổ chức lưu vực sông Vu Gia-Thu Bồn vẫn chưa được thành lập theo quy định.

Trước những thách thức nêu trên, trên cơ sở đúc kết các bài học kinh nghiệm trong quá trình thử nghiệm mô hình Ban diễu phối quản lý tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông Vu Gia-Thu Bồn và vùng bờ Quảng Nam-Đà Nẵng và nhu cầu tiếp tục hợp tác trong thời gian đến, UBND thành phố Đà Nẵng và UBND tỉnh Quảng Nam (gọi tắt là hai bên) cùng ký Thỏa thuận tăng cưởng phối hợp giữa hai địa phương về quản lý tổng hợp tải nguyên nước, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu lưu vực sông Vu Gia - Thu Bổn và vùng bờ Quảng Nam - Đà Nẵng trong thời gian đến, với các nội dung cụ thể sau đây:

Tiếp tục thiết lập thử nghiệm một thể chế liên tỉnh - thành phố để QLTH lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn và vùng bờ Quảng Nam - Đà Nẵng trên lĩnh vực tài nguyên nước, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu;

Tăng cường phối hợp giữa UBND tỉnh Quảng Nam và UBND thành phố Đà Nẵng, giữa các ban, ngành của hai địa phương và các bên liên quan để quản lý tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông Vu Gia - Thu Bổn và vùng bờ Quảng Nam - Đà Nẵng;

Đẩy mạnh phối hợp phát triển và quản lý tài nguyên nước lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn với công tác bảo vệ môi trường và các lĩnh vực có liên quan nhằm tối đa hoá các lợi ích kinh tế, hải hòa lợi ích giữa các đối tượng sử dụng. đảm bảo sự bền vững của các hệ sinh thái phụ thuộc vào nguồn nước. Đồng thời, ngăn ngừa sử dụng lãng phí nước và phòng chống các tác hại do nước gây ra trên lưu vực.

Về nguyên tắc phối hợp, hai bên thỏa thuận phối hợp trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, làm việc trên cơ sở đồng thuận, tuân thủ chính sách và pháp luật của Nhà nước; 

Bảo đảm công bằng, hợp lý, hài hòa lợi ích, bình đẳng về quyền lợi giữa các đối tượng khai thác, sử dụng nước giữa địa phương ở thượng nguồn và hạ lưu; 

Các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của hai địa phương phải gắn với khả năng nguồn nước, bảo vệ tài nguyên nước; bảo đảm duy trì dòng chạy tối thiểu trên sông, không vượt quá ngưỡng khai thác đối với các tầng chứa nước và có các biện pháp bảo đảm đời sống dân cư.

Trong thời gian tới, Quảng Nam và Đà Nẵng sẽ triển khai các nhiệm vụ sau: Tiếp tục duy trì thể chế liên tỉnh - thành phố để hợp tác, điều phối các hoạt động liên quan tới quản lý tổng hợp tài nguyên nước, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn và vùng bờ Quảng Nam - Đà Nẵng;

Đề xuất, kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp bảo đảm thực hiện quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn; kiển nghị giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn;

Tăng cường công tác phối hợp theo dõi, giám sát diễn biến tài nguyên nước, các hoạt động khai thác, sử dụng, tài nguyên nước, phỏng, chống và khắc phục hậu quả, tác hại do nước gây ra trên lưu vực sông Vu Gia-Thu Bồn;

Tăng cường phối hợp trong công tác bảo vệ môi trưởng lưu vực sông và vùng bờ Quảng Nam - Đà Nẵng, ứng phó với biến đổi khí hậu;

Nâng cao năng lực quan trắc, giám sát lưu lượng, chất lượng nước trên lưu vực sông Vu Gia-Thu Bồn;

Phối hợp đào tạo, nâng cao năng lực, kiến thức, nhận thức để đáp ứng các yêu cầu thực hiện Quản lý tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn và vùng bờ Quảng Nam - Đà Nẵng;

Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ dễ để xuất các giải pháp quản lý tổng tài nguyên nước, bảo vệ môi trường và ứng phó với biển đổi khí hậu;

Huy động các nguồn lực trong nước và quốc tế để hỗ trợ việc thực hiện quản lý tổng hợp tài nguyên nước, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khi hậu lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn và vùng bờ Quảng Nam - Đà Nẵng.

 

(0) bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Quảng Nam- Đà Nẵng phối hợp quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu
POWERED BY ONEPORTAL - A PRODUCT OF NEKO