Biến đổi khí hậu là vấn đề chung của các quốc gia, không riêng Việt Nam. Vậy biến đổi khí hậu là gì? Hậu quả biến đổi khí hậu đến Việt Nam như thế nào? Có biện pháp gì để khắc phục?
Theo Luật Khí tượng thủy văn 2015, biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu trong một khoảng thời gian dài do tác động của các điều kiện tự nhiên và hoạt động của con người, biểu hiện bởi sự nóng lên toàn cầu, mực nước biển dâng và gia tăng các hiện tượng khí tượng thủy văn cực đoan.
Dân số con người càng tăng theo thời gian dẫn tới việc chặt phá rừng để có chỗ sinh sống, khai thác các tài nguyên khoáng sản để sử dụng cho đời sống con người. Các hoạt động này làm tăng các loại khí thải carbondioxit, gây hiệu ứng nhà kính, hiệu ứng trái đất bị nóng lên, nhiệt độ toàn cầu tăng gây ra biến đổi khí hậu.
Trong đó, tăng nhiệt độ toàn cầu gây ra nhiệt độ môi trường khắc nghiệt hơn với con người, như nhiệt độ cao kỷ lục tăng theo từng năm, những cơn nóng kéo dài trên 40 độ C, dẫn đến cơ thể con người không có thể chịu nổi. Hậu quả tiếp theo từ sự tăng nhiệt độ toàn cầu là sự tan chảy của các tảng băng hà ở Nam cực và Bắc cực dẫn đến ngập lụt ở các khu vực ven biển và đồng bằng thấp hơn so với mực nước biển.
Sự khắc nghiệt về nhiệt độ gây ra thiệt hại về sản xuất về lương thực và nông sản, vì cây cối và động vật cũng không thể nào thích nghi kịp thời trong điều kiện khí hậu quá nóng bức. Gây báo động nguy cơ tuyệt chủng của một số loài động thực vật.
Biến đổi khí hậu gây ra sự gia tăng của các bệnh nhiễm trùng, bệnh lây qua đường nước, sốt rét, viêm não Nhật Bản. Ngoài ra, nhiệt độ cao cũng gây ra tác động đến hệ miễn nhiễm, stress, bệnh tim mạch, hô hấp và thần kinh.
Việc biến đổi khí hậu có ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng nông hải sản. Lũ lụt gây cản trở cho việc vận chuyển hàng hóa và xuất nhập khẩu.
Cũng giống như hầu hết các nơi trên thế giới, nguyên nhân gây biến đổi khí hậu là do hoạt động của con người làm tăng khí thải trong bầu khí quyển trái đất. Các nguyên nhân chính là từ:
Nguồn năng lượng phục vụ cho sinh hoạt của con người ở Việt Nam vẫn từ việc đốt cháy các nguồn nguyên liệu hoá thạch như than đá, dầu mỏ và khí đốt. Năng lượng này để sản xuất nhiệt điện vừa cho các hộ gia đình mà còn cho các khu công nghiệp.
Cùng với mật độ dân số tăng ở Việt nam thì việc chặt phá rừng càng nhiều, do chuyển đổi đất rừng sang mục đích sử dụng khác để đáp ứng nhu cầu của con người: phát triển đô thị, trồng cây nông nghiệp và công nghiệp, khu nuôi trồng thuỷ sản.
Trong khi, rừng có vai trò quan trọng là lá phổi của hệ sinh thái trong việc hấp thụ khí thải Cacbondioxit và giữ carbon trong đất. Việc thu hẹp diện tích rừng trong khi khí thải ngày càng nhiều thêm dẫn tới hiệu ứng nhà kính.
Sự ô nhiễm không khí từ xe cộ giao thông vận tải sử dụng xăng dầu, thải lượng lớn khí thải ra môi trường hàng ngày.
Ngoài ra, khí thải còn từ các ngành công nghiệp sản xuất, xây dựng và nông nghiệp từ việc sử dụng hoá chất công nghiệp. Những chất gây ô nhiễm như carbon dioxide, oxit nitơ và các hợp chất hữu cơ bay hơi, khi kết hợp với khí ozone tạo thành khí nhà kính góp phần nhiều vào biến đổi khí hậu.
Các hoạt động như sản xuất lương thực, chăn nuôi gia súc và trồng cây trồng lên men cũng tạo ra khí nhà kính như metan (CH4) và nitrous oxide (N2O).
Việt Nam đang phải đối mặt với thực trạng biến đổi khí hậu đáng lo ngại và các tác động của biến đổi khí hậu ngày càng rõ rệt hơn. Những năm gần đây nhiệt độ trung bình ở Việt Nam ngày càng tăng, có một số khu vực có kỷ lục tăng nhiệt độ cả mùa hè lẫn mùa đông.
Đây là đều đáng lo ngại khi Việt Nam là nước ven biển trong khi mực nước biển trung bình ở Việt Nam tăng mỗi năm là 03-05mm, cao hơn so với toàn cầu. Điều này dẫn tới nguy cơ cao như: lũ lụt, ngập mặn và nguồn nước ngọt bị mất tại những vùng đồng bằng ven biển.
Đáng lo ngại hơn khi tần suất về thiên tai như bão, lũ lụt và hạn hán xảy ra càng nhiều ở Việt Nam trong những năm vừa qua. Hậu quả của thiên tai liên tục gây thiệt hại về người và kinh tế của quốc gia.
Biến đổi khí hậu gây tăng nhiệt độ và thiên tai xảy ra, dẫn tới rừng tự nhiên, vùng đầm lầy và hệ sinh thái biển bị xáo trộn. Nhiều giống loài không có thời gian để thích nghi với môi trường dẫn đến nguy cơ biến mất.
Từ các thực trạng và hậu quả do biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến Việt Nam, cần phải có giải pháp toàn diện và thống nhất để khắc phục biến đổi khí hậu. Các giải pháp quan trọng có thể thực hiện được: giảm thiểu khí thải nhà kính; tăng cường sử dụng năng lượng xanh; tiết kiếm năng lượng và nước; bảo vệ và phục hồi sinh thái; tăng cường nhận thức và giáo dục; đẩy mạnh hợp tác quốc tế giảm khí thải CO2…
Thực trạng biến đổi khí hậu ở Việt Nam là sự gia tăng biến đổi đột ngột về thời tiết, thiên tai xuất hiện nhiều hơn, như lũ lụt và hạn hán kéo dài. Cho thấy, nhất thiết phải có các biện pháp khắc phục biến đổi khí hậu kịp thời.