Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững

Triển khai 97 dự án hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo

MAI 18/08/2023 16:15

Trong năm 2022 và 6 tháng đầu năm 2023, trên địa bàn tỉnh đã và đang triển khai 97 dự án hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo.

Ảnh minh họa.

Với mục tiêu từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ dân sinh, sản xuất, lưu thông hàng hoá trên địa bàn huyện nghèo, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, trên cơ sở nguồn lực Trung ương giao cho chương trình, tỉnh Quảng Nam đã kịp thời triển phân bổ kinh phí trung ương và đối ứng ngân sách địa phương để thực hiện dự án. 

Với nguồn kinh phí được giao trong năm 2022 và 2023, trên địa bàn tỉnh đã thực hiện đầu tư 97 dự án từ nguồn vốn của chương trình, gồm: Công trình giao thông với 49 dự án; công trình giáo dục 26 dự án; thuỷ lợi: 04 dự án; nước sinh hoạt: 04 dự án; Điện: 03 dự án; các dự án khác (sắp xếp dân cư, công trình văn hoá, khu chăn nuôi tập trung...): 10 dự án. 

Đến ngày 30/6/2023, đã giải ngân 176.855,395 triệu đồng/689.000,640 triệu đồng (ngân sách trung ương: 613.572 triệu đồng, ngân sách tỉnh: 75.428,640 triệu đồng), đạt tỷ lệ 25,67%. 

Ngoài ra, UBND tỉnh đã phân bổ nguồn vốn sự nghiệp để thực hiện Tiểu dự án 1 của Dự án 1 (duy tu, bảo dưỡng) với số tiền 38.504,785 triệu đồng (NSTW: 34.774 triệu đồng, NST: 3.730,785 triệu đồng) cho UBND các huyện nghèo để duy tu và bảo dưỡng các công trình phục vụ dân sinh, sản xuất, thiết yếu trên địa bàn các huyện nghèo. Kết quả đã giải ngân được 2.719,825 triệu đồng (NSTW: 2.138,224 triệu đồng, NST: 581,601 triệu đồng), đạt tỷ lệ 7,06%. 

Ngoài những kết quả đạt được, trong quá trình triển khai thực hiện, các Sở, ngành, địa phương gặp một số vướng mắc, khó khăn: Công tác triển khai thực hiện đầu tư các công trình cơ sở hạ tầng thuộc dự án 1 chậm và tỷ lệ giải ngân kế hoạch vốn được giao thấp, với một số nguyên nhân như: Nguồn vốn năm 2022 phân bổ chậm (trung ương đến tháng 5/2022 mới giao và tỉnh phải chờ đến kỳ họp HĐND tỉnh định kỳ tháng 7/2022 mới thông qua) nên kinh phí năm 2022 không giải ngân phải kéo dài sang năm 2023 lớn, hiện nay địa phương đang ưu tiên giải ngân vốn năm 2022; Số lượng danh mục công trình trong Chương trình nhiều và phải thông qua HĐND các cấp (huyện, xã) nên chậm trong việc thực hiện thủ tục đầu tư; một số dự án liên quan đến đất rừng (các dự án giao thông), thủ tục thẩm duyệt PCCC (dự án sửa chữa, cải tạo các trường Cao đẳng), quy hoạch nông thôn mới nên tốn thời gian thực hiện thủ tục, lựa chọn mặt bằng. 

Bên cạnh đó, đặc thù của Chương trình giảm nghèo là triển khai hầu hết ở các huyện miền núi nên có thời tiết, khí hậu không thuận lợi, thường xuyên xảy ra thiên tai, lũ lụt nên ảnh hưởng tiến độ thi công. Cán bộ làm công tác thẩm định ít trong khi danh mục công trình nhiều (một số địa phương đồng thời thực hiện 03 Chương trình MTQG, kể cả vốn ngân sách tỉnh, ngân sách huyện…) nên dẫn đến quá tải trong công tác thẩm định. Cán bộ chuyên trách ở cấp huyện, xã không những thiếu mà còn thường xuyên biến động, dẫn đến hoạt động kém hiệu quả.

(0) bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Triển khai 97 dự án hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo
POWERED BY ONEPORTAL - A PRODUCT OF NEKO