Trích Quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2025
A. THỰC TRẠNG ĐA DẠNG SINH HỌC TỈNH QUẢNG NAM
Tỉnh Quảng Nam là nơi giao lưu giữa các thế hệ thực vật phía bắc và phía nam, nên rừng tự nhiên Quảng Nam có tính đa dạng sinh học rất cao; Khu vực có nhiều hệ sinh thái rừng và biển rất đặc trưng, mang lại nhiều giá trị cảnh quan; là nơi phân bố của các loài thú quý hiếm, đặc hữu như Sao la, hổ, voi, voọc vá…vv. Đặc biệt, trên địa bàn tỉnh có 1 khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm (được UNESCO công nhận vào ngày 26/5/2009) và vườn quốc gia sông Thanh là một trong những khu rừng đặc dụng có diện tích lớn nhất ở Việt Nam với tổng diện tích rộng hơn 76.669, 68 ha.
Tỉnh Quảng Nam có 13 kiểu hệ sinh thái đặc trưng.
Diễn biến các hệ sinh thái trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong thời gian qua đang có xu hướng suy giảm, nguyên nhân chủ yếu do các hoạt động phát triển kinh tế-xã hội:
- Tỷ lệ che phủ rừng xu hướng gia tăng so với giai đoạn trước (Năm 2011 độ che phủ rừng của tỉnh đạt 48,3%, đến năm 2020 độ che phủ rừng đạt 59,33%), nhưng tăng chủ yếu là diện tích rừng trồng, điều này chưa tỷ lệ thuận với tính ĐDSH trên cạn; Tính đến nay phần diện tích rừng chuyển mục đích sử dụng cho các dự án đầu tư là 2.063,87 ha[1], tập trung chủ yếu cho các dự án thủy điện, khai thác khoáng sản, an ninh quốc phòng, đầu tư cơ sở hạ tầng và xây dựng khu công nghiệp du lịch; Địa phương có phương án trồng rừng thay thế, tuy nhiên chất lượng rừng trồng không thể bằng chất lượng rừng tự nhiên bị mất;
- Hệ sinh thái biển đang có xu hướng suy giảm; Đặc biệt các hệ sinh thái RNM, HST thảm cỏ biển, HST San Hô,.....vv: Tại khu vực cửa An Hòa mặc dù chưa có số liệu diện tích RNM và thảm cỏ biển mất đi nhưng theo đánh giá của người dân địa phương, sinh thái RNM vùng trước đây rất phong phú và có đến vài trăm hecta, thảm cỏ biển cũng nhiều hơn và mật độ dày hơn so với hiện nay; Khu DTSQTG Cù Lao Chàm-Hội An giai đoạn 2009-2017 mất khoảng 40 ha thảm cỏ biển (20 ha tại Bãi Ông và 20 ha tại Bãi Hương), đặc biệt tại khu vực Cù Lao Chàm từ 50 ha (2009) chỉ còn 17 ha (2017)[2].
Hệ sinh thái trên cạn: Nhìn chung hệ động thực vật khá phong phú và đa dạng với các loài đặc hữu núi rừng Trường Sơn; Thống kê toàn tỉnh hiện nay (đến hết 2019) có khoảng 1.129 loài thực vật bậc cao, 646 loài thú lớn, 22 loài dơi, 270 loài chim, 48 loài bò sát, 38 loài lưỡng cư[3]. Tuy nhiên, trước các tác động của con người đa dạng loài và nguồn gen động thực vật trên cạn đang có xu hướng suy giảm loài và nguồn gen; Điển hình tại KBT Saola một số loài trước kia có mặt nhưng từ năm 2015 đến nay không được ghi nhận như thú ăn thịt kích thước trung bình và lớn (hổ, Báo, Báo gấm, Chó rừng, Beo lửa, Mèo gấm và Gấu ngựa), các loài thú móng guốc có kích thước lớn (Bò tót và voi), và các loài thú nhỏ có giá trị cao trong buôn bán động vật hoang dã trái phép (các loài Tê tê).
Hệ sinh thái dưới nước: Khu vực rừng ngập mặn đầm An Hòa có khoảng 18 loài cây; Hạ lưu sông Thu Bồn có 06 loài cây, 35 loài động vật đáy và 120 loài cá. Khu vực rạn san hô tập trung ở Cù Lao Chàm có tổng cộng 277 loài san hô cứng tạo rạn thuộc 40 giống và 17 họ, Cá có từ 61 - 131 loài, Thân mềm có khoảng 17 - 36 loài; Khu vực rạn san hô cửa An Hòa chủ yếu san hô kiểu rạn riềm (có khoảng 100 loài) và có 137 loài cá của 38 họ thuộc 12 bộ. Thảm cỏ biển có 05 loại ở Cù Lao Chàm, 06 loại ở sông Thu Bồn, Cửa Đại[4]. Đa dạng loài và nguồn gen đang có xu hướng suy giảm do các hoạt động phát triển ven biển (phát triển du lịch, xây dựng hạ tầng, cảng biển, đô thị hóa, công nghiệp...vv). Hiện nay, sự suy giảm sinh thái rừng ngập mặn cùng thảm cỏ biển cũng làm thay đổi sản lượng nguồn lợi thủy sản trong vùng; Qua phỏng vấn cộng đồng cho thấy so với 20 năm trước đây, sản lượng cua tra đã bị giảm đến 90%, sản lượng ghẹ giảm 20%, tôm đất giảm 80%.[5] Các hệ sinh thái rạn san hô đang đứng trước nguy cơ hủy hoại (ở Cù lao Chàm và Tam Hải) trên 85% số rạn bị đe dọa ở mức trung bình và cao, 50% số rạn bị đe dọa bởi hoạt động khai thác quá mức, 47 số rạn bị đe dọa bởi lắng đọng trầm tích, 40% số rạn bị đe dọa do phát triển vùng ven biển…vv[6]; Thêm vào đó, việc đánh bắt thủy sản hủy diệt như hiện nay đang làm đa dạng sinh học biển suy giảm trầm trọng.
Trên địa bàn tỉnh Quảng Nam hiện nay có 02 vườn quốc gia, 02 KBT loài và sinh cảnh cấp tỉnh, 01 khu dự trữ thiên nhiên cấp tỉnh, 01 khu bảo vệ cảnh quan di tích lịch sử văn hóa Mỹ Sơn và 01 Khu bảo tồn biển đã có quyết định thành lập.
Tỉnh Quảng Nam đã thành lập Đề án hành lang bảo tồn đa dạng sinh học kết nối Khu Bảo tồn loài và sinh cảnh Sao La, Khu Bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh, Khu Bảo tồn loài và sinh cảnh Voi tỉnh Quảng Nam (Theo QĐ Số: 3370 /QĐ-UBND tỉnh Quảng Nam, ngày 08/11/2018);
- Tọa độ địa lý: Từ 1070 12’ 30” đến 1070 53’06” kinh độ Đông; 150 29’ 26” đến 160 03’57” vĩ độ Bắc; Phạm vi hành lang bảo tồn đa dạng sinh học theo ranh giới hành chính 13 xã của Dự án BCC, gồm 09 xã của huyện Tây Giang (A Vương, A Tiêng, A Nông, A Xan, Bhalee, Ch'ơm, Gari, Lăng, Tr'Hy) và 04 xã của huyện Nam Giang (Chơ Chun, Cà Dy, La Êê, La Dêê);
- Diện tích: 122.938,3 ha (không tính diện tích rừng đặc dụng trong phạm vi 13 xã nêu trên). Phân vùng quản lý: Vùng bảo vệ 93.196,19 ha (diện tích đất rừng phòng hộ là 69.637,73 ha, diện tích đất rừng sản xuất là 23.558,46 ha); Vùng phát triển 29.742,11 ha.
Mục tiêu của đề án là nhằm kết nối sinh cảnh, tăng cường chất lượng các hệ sinh thái trong hành lang bảo tồn đa dạng sinh học; góp phần duy trì độ che phủ rừng (69%) tại khu vực hành lang bảo tồn đa dạng sinh học, góp phần duy trì, bảo vệ sinh cảnh cho một số loài mục tiêu trong khu vực hành lang bảo tồn đa dạng sinh học, gồm: Sao La (Pseudoryx nghetinhensis); Voọc Chà Vá chân nâu (Pygathrix nemaeus); Voọc Chà Vá chân xám (Pygathrix cinerea); phát huy trách nhiệm cộng đồng, đặc biệt là các chủ rừng trong bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ và phát triển rừng..
Đánh giá hiệu quả công tác quản lý hành lang đa dạng sinh học từ khi thành lập đến nay: Đã đạt được một số kết quả nhất định như địa phương đẩy mạnh triển khai phục hồi rừng, tuyên truyền bảo vệ rừng và ĐDSH; Dự án đã mở rộng phạm vị để tăng cường quản lý và duy trì tính toàn vẹn sinh thái của hệ thống khu bảo tồn và vùng xung quanh (Ngọc Linh – Quảng Nam, Sao La – Quảng Nam và VQG Sông Thanh); Đặc biệt kết quả nổi bật là UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành Quyết định số 1681/QĐ-UBND phê duyệt thành lập Khu dự trữ thiên nhiên Ngọc Linh với diện tích 14.883 ha (đạt 87,5% diện tích mục tiêu….vv. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đạt được có số mặt khó khăn như là thiếu chính sách đồng bộ giữa phát triển KT-XH và bảo tồn; Và còn thiếu nguồn lực tài chính nhằm điều tra đánh giá đầy đủ số liệu ĐDSH trong hành lang để đề ra phạm vi ranh giới phù hợp; Ngoài ra, Bộ Tài nguyên và Môi trường chưa ban hành quy chế quản lý hành lang ĐDSH nên gây khó khăn trong công tác quản lý.
Chủ động kiến tạo, đổi mới mạnh mẽ tư duy, phát huy tối đa các tiềm năng, lợi thế của tỉnh, hài hòa giữa các ngành kinh tế, gắn với tăng trưởng xanh, đẩy mạnh phát triển du lịch xanh, quan tâm phát triển kinh tế tuần hoàn; đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo động lực phát triển nhanh và bền vững. Hình thành các cực tăng trưởng và các vùng động lực để tập trung nguồn lực đầu tư, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, nâng cao hiệu quả kinh tế và tạo nên hiệu ứng lan tỏa trong phát triển; tránh phát triển dàn trải, đồng đều.
Phát triển kinh tế gắn với giữ gìn cảnh quan, bảo tồn di sản. Khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, giảm phát thải CO2, chủ động phòng chống thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Tập trung bảo vệ, khôi phục rừng, nhất là rừng đầu nguồn.
Chuyển đổi mục đích sử dụng đất đúng mục tiêu, hiệu quả; hạn chế chuyển đổi đất trồng lúa năng suất cao, đất rừng tự nhiên, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ.
Khoáng sản là tài nguyên hữu hạn và không tái tạo, là nguồn lực to lớn và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh của Tỉnh. Quản lý, bảo vệ khoáng sản là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân trong Tỉnh. Trân trọng các lợi thế của Tỉnh, chú trọng chế biến sâu các loại khoáng sản đảm bảo khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên.
Hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản phải gắn với phát triển bền vững, bảo đảm hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường, cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; bảo đảm an ninh, quốc phòng; bảo đảm hài hòa giữa lợi ích quốc gia, địa phương và doanh nghiệp, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh, đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả và bền vững.
Chú trọng phát triển, sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo, các nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu mới thay thế các nguồn tài nguyên truyền thống.
Công tác bảo vệ môi trường có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, quyết định sự phát triển bền vững của tỉnh và được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của cả hệ thống chính trị; là trách nhiệm và nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư, trong đó Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự tham gia, giám sát của toàn xã hội.
Bảo vệ môi trường phải lấy phương châm phòng ngừa là chính; kết hợp với công tác kiểm soát, khắc phục ô nhiễm, cải thiện môi trường; đảm bảo sự quản lý tổng hợp và thống nhất, liên ngành, liên vùng; vừa đảm bảo toàn diện, vừa phải có trọng tâm, trọng điểm và bước đi phù hợp trong từng giai đoạn; lấy bảo vệ sức khỏe nhân dân làm mục tiêu hàng đầu.
Đầu tư cho bảo vệ môi trường là đầu tư cho phát triển bền vững; quán triệt nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”, “người hưởng lợi từ môi trường phải trả chi phí”, phát huy mọi nguồn lực từ xã hội, giảm gánh nặng ngân sách.
Phát huy giá trị cảnh quan thiên nhiên, dịch vụ hệ sinh thái tài nguyên di truyền. Công tác bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học được thực hiện trên quan điểm quản lý gắn với khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm góp phần giảm nghèo, bảo vệ môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái và an ninh quốc phòng của tỉnh Quảng Nam nói riêng và của Việt Nam nói chung. Các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, quy hoạch sử dụng đất đai và các quy hoạch ngành có liên quan, đảm bảo phát triển bền vững kinh tế - xã hội phù hợp với các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội liên quan của các ngành và các địa phương.
Quảng Nam phát triển toàn diện, hiện đại và bền vững, mang đậm bản chất văn hoá đặc trưng con người Xứ Quảng; phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc trung ương, đóng góp lớn cho ngân sách trung ương; là trung tâm du lịch quốc tế quan trọng trên cơ sở phát huy tối đa giá trị các di sản văn hoá thế giới và khu dự trữ sinh quyển thế giới. Cơ cấu nền kinh tế hài hòa, hợp lý với tính tự chủ và năng lực cạnh tranh cao. Hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại. Phát triển kinh tế - xã hội hài hoà giữa các khu vực đô thị và nông thôn, thích ứng với biến đổi khí hậu, chất lượng môi trường tốt. Chỉ số phát triển con người và thu nhập của người dân ở mức cao, đời sống hạnh phúc. Quốc phòng, an ninh, chủ quyền biên giới trên đất liền, biển, đảo được giữ vững và đảm bảo trật tự an toàn xã hội.
IV. Chỉ tiêu phát triển về về môi trường, sinh thái:
Đến năm 2030:
Tỷ lệ che phủ rừng đạt 61%.
Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt tại đô thị được thu gom và xử lý đạt 100%, tại các điểm dân cư nông thôn đạt trên 90%; chất thải rắn công nghiệp thông thường được thu gom và xử lý đạt 100%; chất thải rắn nguy hại được thu gom, vận chuyển và xử lý theo quy định đạt 90%.
Tỷ lệ nước thải đô thị được xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định đạt >50% đối với đô thị loại II trở lên; 20 đối với đô thị còn lại.
Tỷ lệ 100% khu công nghiệp đi vào hoạt động có hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường, 100% các cụm công nghiệp không gây ô nhiễm môi trường.
100% các cụm công nghiệp không gây ô nhiễm môi trường.
Tỷ lệ dân số đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung đạt 100 %; tỷ lệ hộ dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 100%, trong đó 60% số hộ được sử dụng nước sạch từ các nguồn theo quy chuẩn.
100% các khu bảo tồn thiên nhiên, các khu rừng đặc dụng, vườn quốc gia được đầu tư cho công tác bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng, phục hồi đa dạng sinh học và khai thác bền vững; 100% người dân ở vùng đệm được cải thiện sinh kế gắn với khu vực cần bảo vệ.
Tỉnh Quảng Nam ngăn chặn được tốc độ suy thoái của hệ sinh thái và đa dạng sinh học; đa dạng sinh học và các dịch vụ hệ sinh thái từng bước được phục hồi, bảo tồn và sử dụng hiệu quả nhằm góp phần phát triển bền vững kinh tế xã hội, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu.
a. Đến năm 2030:
- Đảm bảo độ che phủ rừng toàn tỉnh đạt 61% vào năm 2030: bảo vệ, phục hồi hiệu quả rừng tự nhiên, rạn san hô, thảm cỏ biển, rừng ngập mặn....vv;
- Đưa vào hoạt động và nâng cấp tổng 14 Khu bảo tồn:
+ Kiện toàn, nâng cấp 07 khu bảo tồn hiện có: VQG Bạch Mã, VQG Sông Thanh, KBT loài và sinh cảnh Sao La, KBVCQ di tích lịch sử văn hóa Mỹ Sơn, Khu DTTN Ngọc Linh, KBT loài và sinh cảnh Voi Nông Sơn, KBT biển Cù Lao Chàm nâng cấp thành KDTTN Cù Lao Chàm;
+ Thành lập mới 07 khu bảo tồn (KBT loài và sinh cảnh Chà vá chân xám Tam Mỹ Tây; Khu dự trữ thiên nhiên Lim xanh tại xã Lăng, huyện Tây Giang; Khu bảo vệ cảnh quan chiến thắng núi Thành; Khu bảo vệ cảnh quan lịch sử văn hóa Nam Trà My; Khu dự trữ thiên nhiên Bà Nà-Núi Chúa; KBT đất ngập nước hạ lưu Sông Thu Bồn – Sông Trường Giang; KBT biển Tam Hải-Tam Tiến);
- Quy hoạch 03 vùng đất ngập nước quan trọng (Vùng đất ngập nước vũng An Hòa; Vùng đất ngập nước tại vùng Bãi Sậy - Sông Đầm; Hệ sinh thái Dừa nước tại khu vực sông Trầu và sông Bến Đình).
- Quy hoạch chuyển tiếp hành lang bảo tồn đa dạng sinh học kết nối KBT loài và sinh cảnh Sao La, VQG Sông Thanh và KBT loài và sinh cảnh Voi và Khu DTTN Ngọc Linh; Và thành lập mới HLĐDSH Cù Lao Chàm-Cửa Đại, Quảng Nam.
- Quy hoạch thành lập các cơ sở bảo tồn tại chỗ và chuyển chỗ đối với các loài động vật, thực vật đặc hữu, quý, hiếm hoặc có giá trị kinh tế cao:
- Cải thiện về chất lượng, số lượng quần thể các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, đảm bảo không gia tăng số lượng loài bị tuyệt chủng; cải thiện tình trạng loài bị đe dọa tuyệt chủng;
- Bảo vệ và phát triển các hệ sinh thái đặc thù, có giá trị cao về đa dạng sinh học và có vai trò lớn trong bảo vệ môi trường, phát triển du lịch, phòng chống thiên tai và thích ứng BĐKH;
- Kiểm soát hiệu quả loài ngoại lai xâm hại và có nguy cơ xâm hại;
- Tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng trong bảo tồn đa dạng sinh học; hoàn thiện hệ thống tổ chức, cơ chế, chính sách về bảo tồn đa dạng sinh học; giải quyết từng bước sinh kế, ổn định đời sống, nâng cao mức sống của người dân địa phương trong vùng quy hoạch các khu bảo tồn.
b. Đến năm 2050:
- Tiếp tục kiện toàn, nâng cấp 14 Khu bảo tồn đã được phê duyệt và lập giai đoạn trước năm 2030;
- Tiếp tục bảo vệ và phát triển 3 khu vực đất ngập nước quan trọng nhằm nâng hạng lên các khu bảo tồn.
Bảo vệ và phát triển bền vững toàn bộ diện tích các hệ sinh thái tự nhiên có tầm quan trọng với quốc gia và tỉnh (Rừng tự nhiên, rừng ngập mặn, đất ngập nước, rạn san hô và thảm có biển);
- Tiếp tục cải thiện chất lượng rừng, nâng cao độ che phủ rừng toàn tỉnh đạt trên 62% vào năm 2050;
- Tiếp tục chuyển tiếp 01 hành lang đa dạng sinh học đã được lập giai đoạn trước 2030.
- Tiếp tục chuyển tiếp và mở rộng hệ thống các cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học;
- Tiếp tục rà soát các nguồn gen đặc hữu, quý, hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng; nguồn gen giống cây trồng, vật nuôi bản địa, các loài đặc hữu, nguy cấp, quý, hiếm, ưu tiên bảo vệ, có giá trị khoa học, kinh tế, giáo dục…; xây dựng, thực hiện và nhân rộng các mô hình, chương trình, dự án về bảo tồn và phát triển có hiệu quả các nguồn gen có giá trị.
Trên cơ sở định hướng quy hoạch ngành quốc gia, kết hợp cơ sở hiện trạng và căn cứ các tiêu chí xác định các khu bảo tồn thiên nhiên; Quy hoạch định hướng các KBT trên địa bàn tỉnh Quảng Nam như sau:
(1) Vườn quốc gia Bạch Mã
- Vị trí, ranh giới thuộc địa phận tỉnh Quảng Nam: nằm trên 04 xã là xã Tư, xã A-tinh, xã Sông Côn, xã Ta Lu của huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam;
- Diện tích tự nhiên thuộc địa phận tỉnh Quảng Nam: 3.146 ha
- Mục đích bảo tồn: bảo vệ tài nguyên, các giá trị khoa học đối với hệ động vật, thực vật điển hình và hệ sinh thái giao thoa giữa hai luồng khí hậu Bắc và Nam phân bố từ thấp đến đai cao 1.700m, bảo tồn các loài động vật đặc hữu, quý hiếm như: Gà Lôi lam mào trắng, Trĩ sao, Voọc chà vá, Sao la, Mang lớn,... các loài thực vật đặc hữu như: Côm Bạch Mã, Tùng Bạch Mã, Trầm hương, Cẩm lai,... phát triển du lịch sinh thái, giáo dục môi trường, góp phần phát triển đời sống người dân vùng đệm.
(2) Vườn quốc gia Sông Thanh, tỉnh Quảng Nam
Vị trí, ranh giới: nằm trên địa bàn 12 xã gồm: TàBhing, Tà Pơơ, Cà Dy, ChàVal, La Dêê, Đắc Tôi, Đắc Pre, Đắc Pring thuộc huyện Nam Giang và Phước Xuân, Phước Năng, Phước Mỹ, Phước Công thuộc huyện Phước Sơn. Tọa độ địa lý: từ 150 13’ đến 150 41’ vĩ độ Bắc,từ 1070 21’ đến 1070 46’ kinh độ Đông.
Diện tích tự nhiên: 77.022,77 ha
Mục đích bảo tồn: Bảo vệ nguyên vẹn gần 50.000 ha diện tích rừng nhiệt đới lá rộng thường xanh vùng thấp và núi thấp, đặc biệt là bảo tồn được hàng ngàn ha rừng Lim xanh và rừng Pơ mu đặc trưng trong các hệ sinh thái này; ổn định thành phần loài, tăng số lượng cá thể và quần thể, với chỉ tiêu tăng số lượng đàn Chà vá chân xám lên 150%, đồng thời bảo tồn các loài linh trưởng, các loài đặc hữu, nguy cấp, quý, hiếm khác.
(3) Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Sao La, tỉnh Quảng Nam.
- Vị trí, ranh giới: nằm trên địa bàn xã Bhalee, AVương huyện Tây Giang và xã Sông Kôn, Tàlu huyện Đông Giang. Tọa độ địa lý 17056’57’’ đến 18005’25’’ Vĩ độ Bắc, 105051’07’’ đến 106004’ 36’’ Kinh độ Đông;
- Diện tích KBT: 24.144,33 ha;
- Mục tiêu bảo tồn: Bảo tồn loài Sao la và sinh cảnh của chúng cũng như những giá trị đa dạng sinh học tại một trong những khu vực ưu tiên hàng đầu đối với bảo tồn loài Sao la ở Việt Nam.
(4) Khu bảo vệ cảnh quan di tích lịch sử văn hóa Mỹ Sơn, tỉnh Quảng Nam
Vị trí, ranh giới: nằm trên địa giới hành chính của 02 xã Duy Phú và Duy Hòa thuộc huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Tọa độ địa lý Từ 15044’10’’ đến 15046’41’’ Vĩ độ Bắc; Từ 108006’17’’ đến 108008’19’’ Kinh độ Đông.
Diện tích: 1.086 ha;
Mục tiêu bảo tồn: Bảo vệ các di tích lịch sử văn hóa, bảo tồn và phát triển hệ sinh thái rừng, bảo tồn đa dạng sinh học và các loài động thực vật hoang dã hiện có; đồng thời bảo vệ môi trường, phục hồi hệ sinh thái rừng, các giá trị di tích lịch sử văn hóa.
(5) Khu dự trữ thiên nhiên Ngọc Linh, tỉnh Quảng Nam
Vị trí, ranh giới: nằm trên địa phận các xã Trà Linh, Trà Cang, Trà Tập, Trà Dơn và Trà Leng huyện Nam Trà My
Diện tích khu bảo tồn: 14.951 ha
Mục tiêu bảo tồn: Bảo vệ, duy trì và phát triển toàn vẹn hệ sinh thái rừng tự nhiên; Bảo tồn, duy trì và phát triển các loài động, thực vật nguy cấp, quý, hiếm, các nguồn gen và nhằm phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững.
(6) Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Voi, tỉnh Quảng Nam.
Vị trí, ranh giới: nằm trên địa giới hành chính của 02 xã Phước Ninh và Quế Lâm, thuộc huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam. Tọa độ địa lý 15° 32' 15" đến 15° 44' 49" Vĩ độ Bắc, 107° 50' 8" đến 107° 58' 26" Kinh độ Đông.
Diện tích khu bảo tồn: 19.112,72 ha
Mục tiêu bảo tồn: Bảo vệ, duy trì, phát triển quần thể Voi còn lại (khoảng 5-7 cá thể) và bảo vệ sinh cảnh sống-nơi sinh sống của quần thể Voi; Khôi phục và phát triển sinh cảnh sống, nguồn thức ăn của Voi nhằm xây dựng địa điểm này thành nơi phù hợp tiếp nhận những cá thể Voi đơn lẻ ở nơi khác chuyển về.
(7) Khu dự trữ thiên nhiên Cù Lao Chàm, tỉnh Quảng Nam (được thành lập từ KBT biển Cù Lao Chàm và phần rừng đặc dụng trên cạn);
Vị trí, ranh giới: thuộc địa phận hành chính xã Tân Hiệp, Thành phố Hội an, tỉnh Quảng Nam, nằm trên phần biển được xác định theo các tọa độ địa lý Vĩ độ Bắc: 15052’30” đến 16000’00” N, Kinh độ Đông: 108024’00” đến 108033’30
Diện tích: 23.048,32 ha (phần đảo: 1.191,12 ha; phần biển: 21.857,20 ha), bao gồm toàn bộ hệ thống 07 đảo và phần mặt biển bao xung quanh (không bao gồm Hòn Ông).
Mục tiêu bảo tồn: Bảo tồn nguyên vẹn đa dạng các loài động thực vật rừng, biển, và các hệ sinh thái, đảm bảo duy trì các tiêu chí của vùng lõi Khu dự trữ sinh quyển thế giới CLC – Hội An trên cơ sở hài hòa lợi ích phát triển kinh tế xã hội ở địa phương với bảo tồn đa dạng sinh học; phát triển rừng, tăng diện tích, chất lượng rừng trên các đảo, góp phần đảm bảo các mục tiêu chiến lược phát triển hệ thống rừng đặc dụng của tỉnh và trên phạm vi cả nước.
(8) Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Chà vá chân xám Tam Mỹ Tây, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.
Vị trí, ranh giới: Thuộc khu rừng đặc dụng tại Hòn Dồ, Dương Bông, Hòn Ông và Dương Bản Lầu tại xã Tam Mỹ Tây, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.
Diện tích: 60 ha
Tiêu chí đáp ứng: Là nơi sinh sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của ít nhất một loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; Có giá trị đặc biệt về khoa học, giáo dục.[1]
Mục tiêu bảo tồn: Bảo tồn, phát triển bền vững quần thể Chà vá chân xám tại xã Tam Mỹ Tây, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam và bảo tồn ĐDSH.
(9) Khu dự trữ thiên nhiên Lim xanh tại xã Lăng, huyện Tây Giang.
Vị trí, ranh giới: Thuộc xã Lăng, huyện Tây Giang
Diện tích: 2.082 ha
Tiêu chí đáp ứng: Có hệ sinh thái tự nhiên quan trọng đối với quốc gia, quốc tế, đặc thù hoặc đại diện cho một vùng sinh thái tự nhiên; Có giá trị đặc biệt về khoa học, giáo dục hoặc du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.[2]
Mục tiêu bảo tồn: Nhằm bảo vệ hệ sinh thái rừng nhiệt đới còn nguyên sinh, chưa bị tác động của con người;
(10) Khu dự trữ thiên nhiên Bà Nà - Núi Chúa, tỉnh Quảng Nam
Vị trí, ranh giới: thuộc huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam
Diện tích: 2.753 ha
Mục tiêu bảo tồn: Bảo vệ kiểu rừng á nhiệt đới với các loài cây á kim và kiểu rừng nhiệt đới với các loài cây lá rộng; Bảo vệ đa dạng sinh học loài và nguồn gen phong phú và quý hiếm nhằm mục tiêu phát triển kinh tế -xã hội bền vững.
(11) Khu bảo vệ cảnh quan chiến thắng núi Thành
Vị trí, ranh giới: Xã Tam Nghĩa, huyện Núi Thành
Diện tích: 104 ha
Tiêu chí đáp ứng: Có hệ sinh thái đặc thù; Có cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên; Có giá trị về khoa học, giáo dục, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.
Mục tiêu bảo tồn: Bảo vệ hệ sinh thái rừng nhiệt đới, còn nguyên sinh, ít bị tác của con người.
(12) Khu bảo vệ cảnh quan lịch sử văn hóa Nam Trà My
Vị trí: Huyện Nam Trà My
Diện tích: 34 ha
Tiêu chí đáp ứng: Có hệ sinh thái đặc thù; Có cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên; ó giá trị về khoa học, giáo dục, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.
Mục tiêu bảo tồn: Bảo vệ hệ sinh thái rừng nhiệt đới, còn nguyên sinh, ít bị tác động của con người.
(13) KBT đất ngập nước hạ lưu Sông Thu Bồn – Sông Trường Giang
Vị trí: Xã Cẩm Thanh, Cẩm Kim thuộc TP Hội An; xã Duy Vinh, Duy Nghĩa thuộc huyện Duy Xuyên.
Diện tích: Khoảng 3.850 ha (bao gồm 3.500 ha ĐNN nội địa và 350 ha ĐNN nhân tạo);
Đáp ứng tiêu chí: Có hệ sinh thái đặc thù; Có cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên; Có giá trị về khoa học, giáo dục, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng. [2]
Mục tiêu: Nhằm bảo vệ hệ sinh thái đặc trưng tại vùng cửa sông: thảm cỏ, rừng dừa nước, cây mắm, đước, …vv. Các động vật, thực vật dưới nước. Vùng ngập nước lưu vực sông Thu Bồn nằm trong nhiệm vụ trọng tâm là "bảo vệ hệ sinh thái rừng tự nhiên lưu vực sông Thu Bồn" được đề xuất trong Quyết định 45/QĐ-TTg.
(14) KBT biển xã Tam Hải, huyện Núi Thành
Vị trí: xã Tam Hải, xã Tam Tiến-H. Núi Thành. Khu vực bảo vệ nghiêm ngặt: Đá Chìm; Đông Bắc Tam Hải; Tây Bắc Tam Hải.
Tọa độ ranh giới khu bảo tồn A (15° 29' 35'' N, 108° 40' 19'' E) B (15° 29' 24'' N, 108° 41' 58'' E) C (15° 30' 54'' N, 108° 43' 42'' E) D (15° 32' 32'' N, 108° 43' 21'' E) E (15° 33' 41'' N, 108° 41' 43'' E) F (15° 33' 26'' N, 108° 39' 46'' E) G (15° 31' 43'' N, 108° 38' 31'' E) H (15° 29' 56'' N, 108° 39' 25'' E)
Diện tích: Khoảng 1.000 ha thảm cỏ biển và 90 ha rạn san hô;
Tiêu chí đáp ứng: Là nơi sinh sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của ít nhất một loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; Có giá trị đặc biệt về khoa học, giáo dục.
Mục tiêu: Bảo vệ các hệ sinh thái thảm cỏ biển, hệ sinh thái rạn san hô Tam Hải có 41 loài rong biển, 168 loài cá, trong đó nhiều loài có giá trị kinh tế như cá hồng, cá mú, cá lượng, tôm hùm đỏ, tôm hùm sỏi và nhiều loài ốc đẹp, một số thuỷ sinh có thể dùng làm dược liệu.
Phương thức quản lý và bảo vệ khu BTTN: Xác định ranh giới các KBT trên bản đồ và xác định ranh giới phân khu bảo vệ; Đối với các khu mới chưa thành lập tiến hành điều tra, khảo sát, lập luận chứng thành lập mới các KBT thiên nhiên, các khu BTTN thành lập mới cần có quyết định phê duyệt thành lập theo quy định của pháp luật. Tuân thủ theo các quy định pháp luật ĐDSH, luật thủy sản, luật lâm nghiệp và theo các quy định của phân vùng BVMT; Xây dựng mô hình đồng quản lý dựa trên nguyên tắc chia sẻ quyền, trách nhiệm cho cộng đồng và các bên liên quan để quản lý, khai thác và phát triển sinh kế bền vững trên nền tảng bảo tồn. Xây dựng cơ sở dữ liệu giám sát đa dạng sinh học; Tăng cường hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các cán bộ ban quản lý, doanh nghiệp, khách du lịch và người dân về bảo tồn đa dạng sinh học.
Quy hoạch 04 vùng đất ngập nước quan trọng tỉnh Quảng Nam (Căn cứ theo nghị định số: 66/2019/NĐ-CP, ngày 29/7/2019 về việc bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước và Luật đa dạng sinh học số: 32/VBHN-VPQH ngày 10/12/2018).
(1) Vùng đất ngập nước vũng An Hòa
Vị trí: Thuộc các xã Tam Giang, xã Tam Hòa, xã Tam Hải, xã Tam Quang của vũng An Hòa - huyện Núi Thành.
Diện tích: 1.900 ha
Tiêu chí đáp ứng: Đất ngập nước có tính đặc thù, bãi đẻ của nhiều loài thủy sản có giá trị
Mục tiêu: Bảo vệ đa dạng sinh học gồm 18 loài cây ngập mặn phân bố ở đầm An Hòa; Tổng diện tích có rừng 65,82 ha và có 03 loài cỏ biển Kim biển, Xoan, Lươn diện tích khoảng 346 ha, độ phủ lên đến 60%
(2) Đất ngập nước tại vùng Bãi Sậy - Sông Đầm
Vị trí: Xã Tam Thăng, Tam Phú, phường An Phú thuộc TP Tam Kỳ
Diện tích: 155 ha đất ngập nước
Tiêu chí đáp ứng: Đất ngập nước tự nhiên quan trọng có tính đặc thù
Mục tiêu: Nhằm bảo vệ ĐDSH cây dừa nước, cây tràm, lau, sậy, cây cói dệt chiếu, cây lát… Động vật: Các loài thuỷ hải sản, các loài chim di cư như cò nhạn….vv. Đất ngập nước Bãi Sậy - Sông Đầm được UBND tỉnh Quảng Nam phê duyệt chủ trương đầu tư dự án "Trồng, phục hồi hệ sinh thái sông Đầm" tại QĐ số 1571/QĐ-UBND ngày 28/5/2019
(3) Vùng đất ngập nước quan trọng khu vực sông Trầu và sông Bến Đình, huyện Núi Thành;
Vị trí: Thuộc Thôn Tịch Tây, xã Tam Nghĩa; Khối 6, thị trấn Núi Thành; thôn Trà Tây, xã Tam Mỹ Đông-H. Núi Thành.
Diện tích: 25 ha
Tiêu chí đáp ứng: Có chứa ít nhất một kiểu đất ngập nước tự nhiên có tính đặc thù hoặc đại diện cho một vùng sinh thái (22,92 ha cây Dừa nước);
Mục tiêu: Bảo vệ hệ sinh thái cây dừa nước và đa dạng các loài chim.
(4) Vùng đất ngập nước quan trọng khu rừng ngập mặn Cẩm Thanh, TP. Hội An.
Vị trí: Phường Cửa Đại, Xã Cẩm Thanh, thành phố Hội An;
Diện tích: 1.000 ha;
Tiêu chí đáp ứng: Có chứa ít nhất một kiểu đất ngập nước tự nhiên có tính đặc thù hoặc đại diện cho một vùng sinh thái ( HST rừng ngập mặn khoảng 120 ha, thảm cỏ biển khoảng 30 ha); Có giá trị đặc biệt về cảnh quan, sinh thái nhân văn, lịch sử, văn hóa đối với địa phương (Rừng dừa nước nơi được công nhận Di tích lịch sử cách mạng Rừng dừa Bảy mẫu).
Phương thức quản lý và bảo vệ vùng ĐNN: Tiếp cận hệ sinh thái, bảo đảm duy trì toàn vẹn cấu trúc, chức năng, đặc tính sinh thái và đa dạng sinh học của vùng đất ngập nước; tăng cường vai trò, sự tham gia của cộng đồng dân cư sinh sống trên, xung quanh vùng đất ngập nước và các bên liên quan trong bảo tồn, sử dụng bền vững vùng đất ngập nước; đảm bảo cơ chế chia sẻ lợi ích công bằng, hợp lý về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các bên liên quan trong việc sử dụng dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước.
(1) Hành lang bảo tồn đa dạng sinh học kết nối KBT loài và sinh cảnh Sao La, VQG Sông Thanh và KBT loài và sinh cảnh Voi và Khu DTTN Ngọc Linh (chuyển tiếp).
Vị trí, ranh giới: Tọa độ địa lý: 107012’ 30” đến 107053’06” Kinh độ Đông; 15029’ 26” đến 16003’57” Vĩ độ Bắc. Ranh giới hành chính 15 xã: 09 xã của huyện Tây Giang (A Vương, A Tiêng, A Nông, A Xan, Bhalee, Ch'ơm, Gari, Lăng, Tr'Hy); 04 xã của huyện Tây Giang (Chơ Chun, Cà Dy, La Êe, La Dêê) và 02 xã của huyện Phước Sơn (Phước Lộc, Phước Thành);
Phân hạng bảo tồn: Hành lang đa dạng sinh học nội tỉnh
Phân kỳ quy hoạch: 2021-2030
Diện tích tự nhiên: 122.938,3 ha
Mục đích bảo tồn: Kết nối sinh cảnh, tăng cường chất lượng các hệ sinh thái trong hành lang bảo tồn đa dạng sinh học. Đảm bảo, góp phần duy trì, bảo vệ sinh cảnh cho một số loài mục tiêu trong khu vực hành lang bảo tồn đa dạng sinh học, gồm: Sao La (Pseudoryx nghetinhensis); Voọc Chà Vá chân nâu (Pygathrix nemaeus); Voọc Chà Vá chân xám (Pygathrix cinerea). Phát huy trách nhiệm cộng đồng, đặc biệt là các chủ rừng trong bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ và phát triển rừng.
(2) Hành lang đa dạng sinh học Cù Lao Chàm-Cửa Đại, Quảng Nam (thành lập mới).
Vị trí: Phạm vi biển nối liền Cù Lao Chàm-Cửa Đại, Quảng Nam; Tọa độ: 866.388 kinh độ; 1.761.370 vị độ.
Phân hạng: Hành lang đa dạng sinh học nội tỉnh
Diện tích tự nhiên: 52.631,7 ha
Phân kỳ quy hoạch: 2021-2030
Mục đích thành lập: Kết nối sinh cảnh, tăng cường chất lượng hệ sinh thái và ĐDSH trong hành lang Cù Lao Chàm-Cửa Đại. Nhằm duy trì đảm bảo hành lang các loài sinh vật di cư sông-biển, biển-sông, tạo điều kiện thuận lợi cho sự giao thoa sinh vật giữa lục địa và biển.
Phương thức quản lý và bảo vệ hành lang ĐDSH: Tiến hành điều tra, khảo sát, lập luận chứng thành lập các HLĐDSH theo quy định của pháp luật; Xác định ranh giới đối với các HLĐDSH trên hệ thống bản đồ. HLĐDSH quản lý theo quy định về của pháp luật về ĐDSH, pháp luật về đất đai, luật lâm nghiệp, luật thủy sản, luật tài nguyên môi trường biển và hải đảo. Tăng cường năng lực quản lý các ngành, các bên liên quan và chia sẻ lợi ích, gắn trách nhiệm với cộng đồng.
1. Khu vực đa dạng sinh học cao
“Khu vực đa dạng sinh học cao là khu vực tự nhiên có giá trị sinh học nổi bật hoặc quan trọng đối với tỉnh, vùng, quốc gia, quốc tế, cần được quản lý thích hợp để duy trì, phát triển bền vững và bảo tồn tại chỗ nhằm nâng cao các giá trị đã có, đáp ứng tiêu chí quy định tại điểm b khoản 2 Điều 20 Luật Bảo vệ môi trường”.
(1) Khu vực đa dạng sinh học cao rừng kín thường xanh á nhiệt đới
Quảng Nam.
Phạm vi: Các huyện Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Bắc Trà My, Nam Trà My. Tọa độ: 803.420 kinh độ, 1.716.950 vị độ.
- Phân kỳ quy hoạch: 2021-2030
- Mục đích bảo vệ hệ sinh thái rừng tự nhiên kín thường xanh á nhiệt đới; Và bảo vệ đa dạng loại, nguồn gen có 41 loài động vật có xương sống trên cạn có giá trị bảo tồn ở mức quốc gia và toàn cầu. Trong đó: có 11 loài thú, 19 loài chim và 11 loài lưỡng cư, bò sát thuộc Sách đỏ Việt Nam (2007), Danh lục đỏ IUCN (2022), Nghị định 84/2021/NĐ-CP và Nghị định 64/2019/NĐ-CP của Chính phủ;
Phương án quản lý và bảo vệ: Khu vực ĐDSH cao được quản lý theo vùng bảo vệ và vùng phát triển theo các địa phương, tuân thủ quy định pháp luật về đất đai, quy chế quản lý rừng phòng hộ, chủ trương, pháp luật về quản lý rừng tự nhiên, quy chế quản lý rừng sản xuất là rừng trồng. Ưu tiên thực hiện kiểm kê, quan trắc ĐDSH tại các khu vực ĐDSH cao; Thành lập khu vực bảo tồn do cộng đồng quản lý để bảo vệ các khu vực ĐDSH cao; Áp dụng biện pháp khoanh nuôi tái sinh, phục hồi tự nhiên các HST bị suy thoái.
2. Khu vực cảnh quan sinh thái quan trọng
Cảnh quan sinh thái quan trọng là khu vực được hình thành do tương tác của các yếu tố tự nhiên và nhân tạo, có HST tự nhiên đặc thù hoặc đại diện đối với địa phương, quốc gia hoặc quốc tế, đáp ứng các tiêu chí quy định[2].
Khu vực cảnh quan sinh thái quan trọng cửa sông Vu Gia-Thu Bồn và quần đảo Cù Lao Chàm, Quảng Nam.
- Vị trị: Huyện Hội An, tỉnh Quảng Nam (biển, ven biển); Tọa độ: 867.372 kinh độ, 1.763.530 vị độ
- Diện tích 26.605,8 ha
- Phân kỳ quy hoạch: 2021-2030.
- Mục tiêu bảo vệ hệ sinh rừng bán đảo Cù Lao Chàm, hệ sinh thái biển, hệ sinh thái đất ngập nước cửa sông Vu Gia-Thu Bồn, hệ sinh thái nông nghiệp, hệ sinh thái cồn cát ven biển,…..vv.
Phương án quản lý và bảo vệ: Tiến hành điều tra, khảo sát, lập luận chứng thành lập các CQSTQT; Xác định ranh giới đối với các CQSTQT trên hệ thống bản đồ; CQSTQT được quản lý theo vùng bảo vệ và vùng phát triển theo các địa phương, tuân thủ quy định pháp luật về đất đai, quy chế quản lý thủy sản, quy chế quản lý rừng; Xây dựng cơ chế, chính sách, tiêu chuẩn phát triển du lịch sinh thái, du lịch dựa vào thiên nhiên bền vững bảo đảm giảm thiểu tác động tới ĐDSH tại các CQSTQT; Thực hiện các mô hình du lịch sinh thái tại các CQSTQT với các kết cấu hạ tầng dịch vụ xanh, thân thiện với môi trường; phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái đặc thù gắn kết và góp phần bảo tồn ĐDSH; Nâng cao nhận thức và khuyến khích cộng đồng dân cư địa phương tích cực tham gia vào các hoạt động phát triển du lịch sinh thái; Tổ chức giám sát các tác động đến môi trường khu vực có CQSTQT.