⠀
I. Sơ đồ tổ chức
LÃNH ĐẠO ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN TIÊN PHƯỚC | |||
Họ tên | Chức vụ | Điện thoại | |
Trầm Quế Hương | Chủ tịch UBND huyện | 0934.571.474 | huongtq@quangnam.gov.vn. |
Nguyễn Hùng Anh | Phó Chủ tịch UBND huyện | 0905444998 | anhnh2@quangnam.gov.vn |
Dương Đức Lin | Phó Chủ tịch UBND huyện | 0935202065 | Lindd@quangnam.gov.vn |
Lê Thị Thảo | Chánh Văn Phòng HĐND&UBND huyện | 0235 3 884 332 - 0986 953 324 | ngocphuoccqk5@gmail.com |
- Văn thư VP HĐND&UBND
CQ: 0235 3 884 228
Fax:0235 884 228
II. Thông tin chung
Cơ quan: huyện Tiên Phước
Địa chỉ: Văn phòng UBND Huyện Tiên Phước - Thị trấn Tiên Kỳ - Huyện Tiên Phước - Tỉnh Quảng Nam
Điện thoại: (84) 0235 884 332 - (84) 0235 884 294
Fax: (84) 0235 884 332 - (84) 0235 884 294
Email: admin@tienphuoc.gov.vn
Website: tienphuoc.gov.vn
Điều kiện tự nhiên:
Tiên Phước là huyện miền núi trung du nằm ở phía Tây của tỉnh Quảng Nam, cách thành phố tỉnh lỵ Tam Kỳ 27 km về hướng Đông. Phía Nam giáp huyện Bắc Trà My, phía Bắc giáp huyện Thăng Bình, phía Tây giáp huyện Hiệp Đức, phía Đông giáp huyện Phú Ninh. Toạ độ địa lý được giới hạn bởi vĩ tuyến 15020’ đến 150 36’ vĩ độ Bắc và kinh tuyến từ 1080 4’ 46” đến 1080 27’ 56” kinh đông.
Diện tích tự nhiên hơn 45.322 ha.
Dân số hiện nay khoảng 75.001 người.
Huyện có 14 xã miền núi và 1 thị trấn.
Trung tâm huyện lỵ đặt tại thị trấn Tiên Kỳ, nằm trên tỉnh lộ ĐT 616, là cầu nối giữa thành phố tỉnh lỵ Tam Kỳ và huyện Bắc Trà My. Vì vậy, thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế, văn hoá và hỗ trợ nhau giữa các huyện đồng bằng và miền núi của tỉnh Quảng Nam trong công cuộc xây dựng và phát triển cũng như đảm bảo An ninh, Quốc phòng.
Do sự chi phối của địa hình, nên khí hậu của Tiên Phước mang đặc trưng của vùng khí hậu nhiệt đới - gió mùa, lại có đặc điểm chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng nên mùa mưa thường đến sớm hơn vùng đồng bằng, các tháng 7, 8, 9 thường có những trận mưa giông, mưa núi. Ngược lại, kết thúc khí hậu ẩm lạnh chậm hơn so với vùng đồng bằng, vào tháng Giêng, tháng 2 năm sau. Nhiệt độ bình quân năm 250c, cao nhất 400c, thấp nhất 180c. Tháng có nhiệt độ cao nhất vào tháng 5, tháng 6. Lượng mưa trung bình năm 2.200 - 2.600 mm, số ngày mưa trong năm 120-140 ngày. Lượng bốc hơi trung bình năm 800-1.000 mm, tháng bốc hơi cao nhất tháng 6 đến tháng 8, tháng bốc hơi ít nhất tháng 12. Độ ẩm bình quân năm 84,4%, độ ẩm thấp nhất 61,6%. Gió mùa thịnh hành về mùa Đông theo hướng Tây Bắc - Bắc. Gió thịnh hành về mùa Hạ theo hướng Tây Nam - Nam. Sương mù thường xuất hiện từ tháng 10 đến tháng 12 hàng năm.
Tiên Phước có 02 con sông chính là sông Tranh và sông Tiên. Ngoài ra còn có một số sông, suối nhỏ như: sông Yên, sông Tam, sông Ta Nao, sông Ta Cao, sông Hương Quế... Sông Tranh dài 23 km chảy qua xã Tiên Lãnh, nguồn nước của sông này được sử dụng xây dựng các công trình thuỷ điện quy mô lớn. Sông Tiên dài 43 km chảy qua các xã Tiên Lộc, Tiên An, Tiên Cảnh, Tiên Kỳ, Tiên Châu, Tiên Cẩm, có vai trò rất quan trọng là nguồn cung cấp nước tưới cho cây trồng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
Địa hình huyện Tiên Phước có đặc trưng phức tạp, đa dạng, ruộng đồng phân tán, nhỏ hẹp, có thể chia thành 03 vùng. Vùng núi cao nằm chủ yếu về phía Tây và Tây Nam của huyện thuộc lãnh thổ các xã Tiên Hiệp, Tiên Ngọc, Tiên Lãnh. Độ cao đổ từ Tây Nam sang Đông Bắc thấp dần, độ cao trung bình từ + 200 m đến + 500 m với các đỉnh cao như: Hòn Che (+ 1.000 m), núi Hà Nội (+1.003 m), Da Cao (+ 670 m) thuộc xã Tiên Lãnh, núi Bằng Lim (+ 683 m) thuộc xã Tiên Ngọc. Vùng đồi gò chuyển tiếp giữa địa hình núi cao với địa hình bậc thang, có độ cao trung bình từ + 100 m đến + 180 m, phần lớn là đồi hình bát úp, đỉnh nhọn nhấp nhô lượn sóng. Vùng bậc thang, do cấu tạo phức tạp của địa hình núi cao và đồi gò nên hình thành những vùng đất bậc thang nối tiếp phân tán nhỏ hẹp từ Tây sang Đông Bắc. Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 45.322 ha. Trong đó đất nông nghiệp 7.515 ha, đất lâm nghiệp 22.925 ha (bao gồm đất rừng sản xuất 18.760 ha, đất rừng phòng hộ 4.164 ha), đất xây dựng và thổ cư 926 ha, đất chưa sử dụng có khả năng sản xuất nông-lâm nghiệp 10.230 ha. Do những đặc thù riêng về địa hình và tính chất đất đai mà vùng Tiên Phước có tỷ lệ đất lâm nghiệp rất lớn, chiếm hơn 50% đất tự nhiên. Ngoài ra còn có khối lượng đất chưa sử dụng khá lớn là quỹ đất dự trữ phát triển của huyện trong những năm đến.
Dân số Tiên Phước 75.001 người (16.258 hộ), phân bố trên địa bàn 14 xã và 1 thị trấn, trong đó có 124 khẩu đồng bào dân tộc thiểu số (KOR) sống ở 02 xã Tiên An , Tiên Lập. Mật độ dân số bình quân 165 người/km2, phân bố không đồng đều. Tốc độ tăng dân số 1,5%, thấp hơn mức bình quân của tỉnh. Tổng số lao động toàn huyện 34.030 người, chiếm 45% dân số, cơ cấu lao động tập trung chủ yếu vào sản xuất Nông nghiệp, chiếm 85% số hộ, Tiểu thủ công nghiệp 8,5%, Dịch vụ 4,7% và các ngành quản lý 1,8%.
Với các yếu tố tự nhiên, điều kiện địa lý, đặc điểm địa hình có ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tạo cho Tiên Phước những tiềm năng, lợi thế riêng để phát triển, đặc biệt là tài nguyên đất đai dồi dào và phong phú phù hợp với nhiều loại cây trồng. Cộng với khí hậu ôn hoà quanh năm thuận lợi cho phát triển các loại cây, con nhiệt đới, với các sản phẩm đặc sản nổi tiếng như: Tiêu, Chè, Quế, Lòn Bon, Thanh Trà... Hệ thực vật rừng đa dạng về chủng loại, trong rừng có nhiều loại động vật hoang dã, quí hiếm như: Voi, Nai, Gấu, các loại gỗ quí như: Lim, Gõ, Sơn Huyết, Chua, Dỗi, Huỹnh, Chò, các loại dược liệu quí như Sa Nhân. Với diện tích đất nông nghiệp, lâm nghiệp rất lớn, nhân dân bao đời nay chủ yếu sống bằng nghề nông, có truyền thống kinh nghiệm trồng trọt, chăn nuôi, nhất là làm vườn. Nguồn lực đất đai dồi dào, nhân dân Tiên Phước cần cù, thông minh sáng tạo, nhanh nhạy tiếp thu cái mới, ứng dụng mạnh mẽ tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhờ đó tiềm năng đất đai ngày càng được khai thác sử dụng có hiệu quả, tăng giá trị trên đơn vị diện tích, đặc biệt kinh tế vườn, kinh tế trang trại, chăn nuôi phát triển mạnh, được khẳng định là thế mạnh, là ngành kinh tế mủi nhọn, là hướng đi đúng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn Tiên Phước.