Nghệ nhân nhân dân Trần Độ tặng thành phố Hội An 36 bình gốm sứ Bát Tràng

Nhân chuyến tham gia hoạt động tại Festival Nghề truyền thống vùng miền lần thứ nhất - Quảng Nam 2022, Nghệ nhân nhân dân Trần Độ ở làng gốm Bát Tràng (Hà Nội) đã trao tặng 36 bình gốm sứ Bát Tràng cho Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An.

Nghệ nhân nhân dân Trần Độ (ngoài cùng bên trái) trao tượng trưng bình gốm sứ cho lãnh đạo tỉnh và TP.Hội An.

 

Số bình gốm sứ trên sản xuất theo kỹ thuật và mỹ thuật thời Lý - Trần, được Nghệ nhân nhân dân Trần Độ mang từ Hà Nội vào trưng bày, giới thiệu tại Festival Nghề truyền thống vùng miền lần thứ nhất - Quảng Nam 2022 vừa diễn ra tại TP.Hội An.

Thông qua việc trao tặng, nghệ nhân Trần Độ mong muốn lan tỏa kỹ thuật chế tác gốm Bát Tràng nói riêng cũng như tinh hoa văn hóa các triều đại Việt Nam nói chung đến du khách trong và ngoài nước khi tham quan du lịch Hội An.

Theo ông Phạm Phú Ngọc - Giám đốc Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An, các hiện vật sẽ sớm được đơn vị tổ chức triển lãm, trưng bày tại Bảo tàng Hội An (số 10 đường Trần Hưng Đạo). Những bình gốm sứ này rất giá trị bởi đó là minh chứng về tinh hoa làng nghề của dân tộc Việt Nam.

Nghệ nhân nhân dân Trần Văn Độ (thường gọi là Trần Độ, SN 1957) là thế hệ thứ 18 dòng họ Trần xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, TP.Hà Nội. Từ năm 10 tuổi ông đã theo nghề gốm, đến nay ông là người tiên phong khôi phục các dòng men gốm cổ từ nhiều thế kỷ trước như gốm men ngọc thời Lý, gốm hoa nâu thời Trần, gốm hoa lam thời Lê, gốm men rạn thời Lê - Nguyễn…

Một số sản phẩm gốm của ông được chọn làm quà lưu niệm tặng nguyên thủ quốc gia tham dự các sự kiện lớn của đất nước như Hội nghị cấp cao ASEM5 năm 2004, Hội nghị cấp cao APEC 2006...

Các sản phẩm gốm sứ Bát Tràng luôn toát ra vẻ đẹp của sự sang trọng, thuần khiết … và được người tiêu dùng yêu thích.

Được biết, Làng gốm Bát Tràng chính xác ở Xã Bát Tràng, Huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội. Theo ghi chép của sử sách, khi nhà Lý dời đô người dân thôn Bát Tràng di cư từ làng Bồ Bát đã theo vua Lý Công Uẩn ra Thăng Long. Tới vùng đất bồi trên bờ sông Hồng họ đã dừng lại lập phường làm nghề gốm. Ở thời kỳ đầu thôn Bát Tràng được gọi là Bạch Thổ Phường.

Trong suốt quá trình hình thành và phát triển do sự thay đổi liên tục của địa giới hành chính giữa các tỉnh. Làng gốm Bát Tràng có thời kỳ thuộc về Bắc Ninh, Hưng Yên. Tới năm 1948 Xã Bát Tràng sát nhập với Xã Giang Cao và Xã Kim Lan lập thành xã Quang Minh.

Từ năm 1961 huyện Gia Lâm được chia lại trở thành một huyện ngoại thành Hà Nội. Làng gốm Bát Tràng cũng vì thế thuộc về phạm vi địa giới của Hà Nội. Từ năm 1964 Xã Bát Tràng được thành lập gồm 2 thôn Bát Tràng và Giang Cao.

Chính vì thế, Làng gốm sứ Bát Tràng ngày nay thuộc về huyện Gia Lâm, Hà Nội

Bát Tràng là một trong những làng gốm cổ xưa, lâu đời nhất tại Việt Nam. Các sản phẩm được làm từ đất sét qua phương pháp nung. Đặc biệt, các sản phẩm gốm sứ Bát Tràng đều được làm thủ công từ các nghệ nhân của làng gốm sứ.

Những điểm đặc biệt có thể kể đến như: Tất cả các sản phẩm gốm sứ Bát Tràng đều được làm bằng đất sét theo phương pháp nung; Nhiệt độ nung của gốm sứ Bát Tràng khá cao, luôn ở mức trên 1000 độ C; Gốm sứ Bát Tràng được làm từ 5 loại men chính: men lam, men nâu, men trắng, men ngọc, men rạn; Lớp men phủ ngoài căng, bóng không bị co khi sờ vào; Xương đất trong, tính khiết; Độ bền cao; Họa tiết trang trí rất cầu kỳ và tỷ mỉ. Đa phần đều là những hình ảnh gần gũi với người Việt; Màu sắc sản phẩm gần gũi, nhã nhặn; Được nặn vuốt thủ công…

Nhờ những nét riêng biệt về hình thức cùng nước men cao cấp. Các sản phẩm gốm sứ Bát Tràng luôn toát ra vẻ đẹp của sự sang trọng, thuần khiết … và được người tiêu dùng yêu thích. Từ khách hàng trong nước đến bạn bè quốc tế …

Tin liên quan