Điểm cầu Quảng Nam.Theo báo cáo tại hội nghị, năm 2022, bám sát các trọng tâm chỉ đạo, điều hành của Chính phủ tại Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 08/01/2022, các ý kiến chỉ đạo của Thủ tưởng Chính phủ tại các hội nghị về ngoại giao kinh tế (NGKT), công tác NGKT được triển khai quyết liệt, bài bản, hiệu quả, hợp thời chuyển trọng tâm từ ngoại gian phục vụ phòng, chống dịch bệnh sang phục vụ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, lấy người dân, địa phương và doanh nghiệp làm trung tâm. Trong gần 70 hoạt động đối ngoại của các đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội trong năm 2022, các nội dung hợp tác về kinh tế đã được thúc đẩy mạnh mẽ, đạt nhiều kết quả quan trọng, thực chất, với hơn 150 văn kiện hợp tác ký kết, góp phần đưa hợp tác kinh tế với các đối tác đi vào chiều sâu, thu hút hiệu quả các nguồn lực bên ngoài phục vụ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Bên cạnh đó, công tác NGKT cũng bám sát các chỉ đạo, điều hành của Chính phủ và nhu cầu thực tiễn trong nước, kịp thời hỗ trợ các ngành, lĩnh vực kinh tế trọng điểm, triển khai quyết liệt và cụ thể hóa nhiệm vụ “lấy người dân, địa phương và doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ". Các bộ, ngành đã chú trọng, kịp thời, nhạy bén triển khai công tác nghiên cứu, tham mưu về tình hình kinh tế thế giới, các vấn đề nổi lên tác động sâu sắc đến Việt Nam, các sáng kiến, khả năng hợp tác mới, đẩy mạnh các hoạt động trao đổi, tư vẫn chinh sách quốc tế, phục vụ điều hành kinh tế - xã hội của Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương. Việt Nam tiếp tục tham gia chủ động, tích cực, trách nhiệm, hiệu quả tại các cơ chế kinh tế đa phương, nhất là các diễn đàn đa phương về kinh tế, bảo đảm ứng xử cân bằng, hài hòa với các đối tác lớn, phù hợp với lợi ích của ta, bắt kịp các xu thế mới, sáng kiến mới nhằm huy động tối đa các nguồn lực phục vụ chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao vị thế, uy tín đất nước…
Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ghi nhận những kết quả đạt được trong công tác ngoại giao kinh tế. Thời gian qua, các địa phương đã triển khai kịp thời công tác ngoại giao, đóng góp lớn vào việc phục hồi nhanh, bền vững cho đất nước. Thủ tướng Pham Minh Chính nhấn mạnh: “Ngoại giao kinh tế chính là trụ cột, là trung tâm của công tác ngoại giao. Trong bối cảnh thế giới và khu vực còn nhiều biến động, diễn biến khó lường; nhờ sự phát huy của ngoại giao mà các đối tác rất tin tưởng Việt Nam”.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng định hướng hội nghị một số nhiệm vụ trọng tâm về công tác ngoại giao kinh tế trong thời gian tới: Nâng cao nhận thức về ngoại giao kinh tế, xem đây là trung tâm của ngoại giao; mở rộng, gắn bó đan xen lợi ích với các đối tác; nâng cao chất lượng hiệu quả hội nhập quốc tế, tránh hình thức; thúc đẩy động lực tăng trưởng từ tiêu dùng trong nước, đầu tư theo các hình thức và xuất khẩu; đẩy mạnh ngoại giao kinh tế, lấy người dân làm trung tâm; nâng cao hiệu quả phối hợp liên ngành, bố trí nguồn lực cho ngoại giao kinh tế…