Đoàn viên thanh niên BĐBP xung kích trong thực hiện nhiệm vụ

Thực hiện lời dạy của Bác “Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”, những năm qua, vai trò xung kích của đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) BĐBP trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia đã được thể hiện rõ nét và được các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương cùng nhân dân ghi nhận, đánh giá cao. Các phong trào, hoạt động của Đoàn thanh niên BĐBP ngày càng có chiều sâu với nhiều cách làm sáng tạo.

Tăng cường hợp tác biên phòng trên tuyến biên giới Việt Nam - Lào, Việt Nam - Cam-pu-chia trong tình hình mới

Tăng cường hợp tác biên phòng với các nước có chung đường biên giới luôn được xác định là nhiệm vụ trọng yếu trong thực hiện công tác đối ngoại biên phòng, góp phần giúp bộ đội biên phòng bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.

Phát triển quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào trong tình hình mới

Mối quan hệ Việt Nam - Lào là hữu nghị, hợp tác đặc biệt, toàn diện. Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn xác định quan hệ với Lào là tài sản vô giá của hai dân tộc, cần phải giữ gìn, phát huy và truyền tiếp cho các thế hệ mai sau vì sự phát triển phồn vinh của mỗi nước, vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội tại khu vực và trên thế giới. Bên cạnh những tiền đề trên, những biến động to lớn và sâu sắc của tình hình thế giới và khu vực hiện nay cũng như trong thời gian tới sẽ có tác động đến quan hệ Việt - Lào.

Bộ đội Biên phòng với nhiệm vụ xây dựng “thế trận lòng dân” ở khu vực biên giới quốc gia

Những năm qua, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng nắm chắc chức năng, nhiệm vụ, phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương triển khai nhiều chủ trương, giải pháp xây dựng “thế trận lòng dân” vững mạnh ở khu vực biên giới. Đây được xác định là nền tảng vững chắc cho sự nghiệp quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới.

Kết hợp xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân với phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở khu vực biên giới và biển, đảo trong tình hình mớ

Lãnh thổ quốc gia bao gồm vùng đất, vùng trời, vùng biển là thiêng liêng, bất khả xâm phạm; trong đó, khu vực biên giới và biển, đảo là địa bàn chiến lược, có vị trí đặc biệt quan trọng cả về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của đất nước. Đó không chỉ là “phên dậu” của Tổ quốc, mà còn là cửa ngõ giao thương của nước ta với nước ngoài, có ý nghĩa to lớn đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân kết hợp với phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở khu vực biên giới và biển, đảo là vấn đề chiến lược, nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết trong tình hình mới.

Nắm chắc chủ trương, đường lối của Đảng, toàn quân tiếp tục phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quân sự, quốc phòng

Các thế lực thù địch, phản động triệt để lợi dụng những vấn đề nảy sinh trong xã hội chưa được giải quyết để tăng cường các hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước thông qua chiến lược “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ cán bộ, đảng viên nói chung và cán bộ, chiến sĩ quân đội nói riêng, nhằm thực hiện “phi chính trị hóa quân đội”, “dân sự hóa các hoạt động quân sự”.

Vạch trần âm mưu lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo ở vùng dân tộc thiểu số

Trong âm mưu và hoạt động chống phá cách mạng nước ta hiện nay, các thế lực thù địch luôn chú ý khai thác triệt để vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo của các dân tộc thiểu số (DTTS); kết hợp giữa lợi dụng vấn đề dân tộc và vấn đề tôn giáo để kích động, lôi kéo, tập hợp lực lượng phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, chống Đảng và Nhà nước ta.

Một số giải pháp phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số

Ở Việt Nam, khái niệm dân tộc thiểu số (DTTS) được sử dụng rộng rãi trong các văn bản pháp luật, cũng như trong công tác nghiên cứu, học tập và trong hoạt động thực tiễn. Nghị định 05/2011/NĐ-CP của Chính phủ về công tác dân tộc đưa ra khái niệm tại Khoản 2, Điều 4: "DTTS là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam". Căn cứ vào kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở quốc gia năm 2009, Việt Nam có 54 dân tộc sinh sống trên lãnh thổ cả nước, trong đó có 53 DTTS với số dân 12,253 triệu người (chiếm 14,3%). Như vậy, khái niệm DTTS dùng để chỉ những dân tộc có số dân ít, chiếm tỷ trọng thấp trong tương quan so sánh về dân số của một quốc gia đa dân tộc.

Tăng cường cán bộ về vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Một chủ trương đúng đắn, hiệu quả

Ủy ban Dân tộc (UBDT) vừa trình Chính phủ báo cáo kết quả thực hiện Quyết định 56/2006/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường có thời hạn cán bộ, công chức về các huyện, xã trọng điểm vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), biên giới. 10 năm qua, Quyết định này đã góp phần củng cố vững chắc hệ thống chính trị ở cơ sở vùng đồng bào DTTS. Nhiều địa phương đánh giá việc đưa cán bộ có chuyên môn nghiệp vụ về vùng đồng bào DTTS, biên giới đã góp phần giúp địa phương xóa đói giảm nghèo bền vững, tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ về phát triển kinh tế-xã hội.

Hiệp đồng bảo vệ biên giới khu vực tiếp giáp, vùng biển năm 2018

Biên phòng - Ngày 13-3, tại TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, Bộ Chỉ huy BĐBP các tỉnh: Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi và TP Đà Nẵng phối hợp tổ chức Hội nghị hiệp đồng bảo vệ biên giới khu vực tiếp giáp, vùng biển năm 2018.