Thúc đẩy tăng gấp đôi kim ngạch thương mại Việt-Nhật đến năm 2020

Tại cuộc gặp ông Hayashi Motoo, Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản kiêm Chánh Văn phòng Liên minh nghị sĩ hữu nghị Nhật Bản-Việt Nam, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã đề cập đến một số giải pháp mà hai bên cần phối hợp thực hiện nhằm tăng gấp đôi kim ngạch thương mại song phương đến năm 2020.

G7 thông qua Tuyên bố chung Ise Shima

Chiều 27/5, các nhà lãnh đạo G7 đã thông qua Tuyên bố chung Ise Shima, bế mạc Hội nghị thượng đỉnh G7 lần thứ 42 tại thành phố Ise Shima, Nhật Bản.

Thời cơ hợp tác, đầu tư, kinh doanh Việt-Nhật thuận lợi nhất

Phát biểu tại Đối thoại kinh tế cao cấp Việt Nam-Nhật Bản diễn ra chiều 26/5 tại tỉnh Nagoya, Nhật Bản, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh tinh thần “hai bên cùng thắng” và cho rằng đây là thời cơ hợp tác, đầu tư Việt Nam-Nhật Bản thuận lợi nhất.

Khai mạc Hội nghị thượng đỉnh Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển

Ngày 26/5, Hội nghị thượng đỉnh Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7), gồm: Nhật Bản, Pháp, Mỹ, Đức, Anh, Italy, Canada đã khai mạc tại Khách sạn Shima Kanko trên đảo Kashikojima, tỉnh Mie, Nhật Bản. Đây là hội nghị thượng đỉnh G7 đầu tiên được tổ chức tại châu Á trong vòng 8 năm qua.

Tiềm năng hợp tác Việt Nam - Italy còn rất lớn

Tiếp Đại sứ Italy tại Việt Nam, bà Cecilia Piccioni, chiều 25/5 tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, tiềm năng hợp tác giữa hai nước còn rất lớn.

Chủ tịch nước: Đẩy mạnh hợp tác kinh tế, quốc phòng Việt-Nga

Chủ tịch nước Trần Đại Quang cho rằng, trong thời gian tới hai nước Việt - Nga cần triển khai đồng bộ và thiết thực hợp tác song phương trên tất cả các lĩnh vực, nhất là những lĩnh vực thế mạnh để tăng cường hiệu quả hợp tác, nỗ lực đóng góp cho sự phát triển của mỗi nước.

Phát triển giáo dục và kỹ năng để nắm bắt các cơ hội nghề nghiệp trong tương lai

Đó là chủ đề hội nghị cấp cao do Đại sứ quán Vương quốc Anh và Bắc Ireland phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tổ chức tại Hà Nội vừa qua, nhằm thảo luận về các xu hướng thay đổi toàn cầu và phương thức phát triển chiến lược dạy nghề tại Việt Nam đáp ứng được các yêu cầu của thị trường lao động.

Thực hiện nghiêm túc các cam kết hội nhập trong lĩnh vực tài chính

Bộ Tài chính vừa ban hành Chỉ thị yêu cầu các đơn vị trong ngành thực hiện nghiêm túc các cam kết hội nhập trong lĩnh vực Tài chính.

Giới thiệu chung về Hiệp định Đối tác Kinh tế Xuyên Thái Bình Dương (TPP)

Hiệp định TPP (tên tiếng Anh là Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement) là Hiệp định Đối tác Kinh tế Xuyên Thái Bình Dương. Do lúc đầu chỉ có 4 nước tham gia nên còn được gọi là P4. Hiệp định này khởi nguồn là Hiệp định Đối tác kinh tế chặt chẽ hơn do nguyên thủ 3 nước Chi-lê, Niu Di-lân và Xinh-ga-po (P3) phát động đàm phán nhân dịp Hội nghị Cấp cao APEC 2002 tổ chức tại Mê-hi-cô. Tháng 4 năm 2005, Bru-nei xin gia nhập với tư cách thành viên sáng lập trước khi vòng đàm phán cuối cùng kết thúc, biến P3 thành P4.

Việt Nam sẽ áp dụng cam kết TPP cho thêm 40 nước

Một phần cam kết của Việt Nam trong TPP sẽ được áp dụng đối với các nước khác ngoài 11 thành viên TPP như với Nga, 28 nước thuộc Liên minh châu Âu và các nước thành viên ASEAN.